Mẹo giúp mẹ bớt đau khi cho bé bú (Phần 2)

shape

31 Oct

Martin NguyenOct 31, 2019

Mẹo giúp mẹ bớt đau khi cho bé bú (Phần 2)

4. Dùng ngón tay út để bé ngưng mút sữa
Tư thế bú đúng sẽ giúp miệng bé ngậm chặt ti mẹ, giống như một chiếc van khóa an toàn. Tuy nhiên, nếu mẹ muốn ngừng cho bé bú trong giây lát như đi vệ sinh hay mở cửa, khi sữa mẹ tạm hết, hoặc bé ngủ khi đang bú, thật không dễ để tách bé và ti mẹ một cách nhẹ nhàng.

Nếu mẹ kéo bé ra theo quán tính, đầu ti mẹ và vòm miệng nhạy cảm của bé có thể bị thương tổn. Ngoài ra, có không ít trường hợp mẹ cố nâng cằm bé lên khiến bé không thấy thoải mái chút nào. Do đó, hãy nhẹ nhàng đặt ngón tay út vào góc trong miệng bé (phần nướu răng), tạo một khoảng hở vừa đủ để không khí lọt vào. Phương pháp này khá đơn giản nhưng rất hiệu quả, bé không khó chịu mà ti mẹ cũng không bị đau hay trầy xước.

Mẹo giúp mẹ bớt đau khi cho bé bú (Phần 2)

Cho bé bú cũng là một cách gắn kết tình cảm mẹ con

5. Lau sạch miệng bé
Tuy ít phổ biến nhưng nhiễm trùng nấm men góp phần gây nên tình trạng nứt nẻ và đau đớn cho ti mẹ. Nấm men ở ti mẹ lây từ bé yêu do hàm lượng đường cao và sự mất cân bằng lợi khuẩn. Mẹ cần ngăn chặn tình trạng này bằng cách dùng mảnh vải sạch, thấm nước, quấn quanh ngón tay và chà nhẹ hai gò má, nướu và lưỡi bé sau mỗi lần cho bé bú. Mẹ cũng có thể chuẩn bị sẵn một chai nước dạng xịt có thêm chút trà hoa cúc và nhiều khăn sạch kế bên giường để có thể dùng ngay sau khi cho bé bú.

Nếu mọi nỗ lực của mẹ không thành công, mẹ có thể chuyển sang phương án sau: loại đường ra khỏi bữa ăn và ăn sữa chua không đường trong vài ngày. Tiếp đó, thay hỗn hợp nước có pha trà hoa cúc bằng baking soda với tỷ lệ pha gồm ¼ muỗng nhỏ baking soda hòa vào 1.5l nước ấm. Đồng thời, mẹ nên lưu ý lau sạch miệng cho bé trước khi ngủ và sau khi bú nhé.

Mách nhỏ cho mẹ: Bôi thuốc mỡ để trị chứng đầu ti nứt nẻ

Thuốc mỡ không an toàn cho trẻ nên mẹ chỉ được dùng khi bé bú xong. Trước tiên, mẹ cần bơm đủ sữa cho bé bú trong vòng 24 tiếng và thoa một lớp thuốc mỡ lên ti. Thuốc sẽ dính và để lại vết nên mẹ phải dùng thêm miếng lót che lại phần thuốc và mặc loại áo ngực mềm để giữ các miếng lót ngay ngắn. Trong khoảng 12-18 tiếng sau khi bôi thuốc, triệu chứng nứt nẻ sẽ giảm bớt, mẹ có thể lau sạch ti và cho bé bú bình thường. Ngoài ra, nhiều bà mẹ dùng kem chiết xuất từ mỡ cừu (lanolin) vì nó sẽ không gây tác dụng phụ nếu bé nuốt phải một lượng nhỏ kem.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *