Mẹo hay để chăm sóc giấc ngủ của bé 1-2 tuổi

shape

31 Jan

Khanh ElisaJan 31, 2020

Mẹo hay để chăm sóc giấc ngủ của bé 1-2 tuổi

Mẹo hay để chăm sóc giấc ngủ của bé 1-2 tuổi

Không khó để cải thiện giấc ngủ của bé ở tuổi tập đi, giúp con hình thành thói quen ngủ lành mạnh đâu mẹ nhé

Cho con chọn lựa hoạt động trước giờ ngủ

Ở tuổi tập đi, bé đang tìm cách để khẳng định quyền kiểm soát một số hoạt động của mình. Bé không muốn bị bất cứ ai kè kè nhắc nhở mình được làm cái này, không được làm cái kia. Hãy cho con được lựa chọn các hoạt động trước giờ ngủ. Bí quyết ở đây là để giới hạn các lựa chọn. “Con muốn mặc pijama hay cái áo này?”,  “Con có muốn cuốn sách này không, hay mình lấy cuốn kia?”, hay “Con muốn đi ngủ liền chưa, hay 10 phút nữa?”. Bé sẽ rất vui vì mình chính là người đưa ra quyết định và sẵn sàng leo lên giường ngủ với một tâm lý thoải mái.

Thực hiện thói quen trước ngủ

Khi bé yêu tỏ ra mệt mỏi, bạn hãy ghi lại thời gian và đó chính là thời điểm để bắt đầu giờ đi ngủ của bé. Để cải thiện giấc ngủ của bé thì việc đi ngủ đúng giớ là điều rất quan trọng. Hãy nói với con về những thói quen trước giờ đi ngủ như ăn nhẹ, uống sữa, đánh răng, rửa sạch tay chân và lên giường, đọc truyện rồi đắp chăn và nhắm mắt ngủ. Trong quá trình hình thành thói quen này, hãy đảm bảo rằng bạn có ghi chép để biết những hoạt động nào thích hợp cho bé, hoạt động nào không. Bạn biết đấy, không có công thức chung có thể áp dụng cho mọi bà mẹ và kinh nghiệm của người này có thể sẽ không thích hợp với người khác.

Khuyến khích con tự ngủ

Ở độ tuổi này, bạn nên bắt đầu tập cho con ngủ một mình hoặc sắp xếp cho con một góc riêng tư trong cùng phòng với bố mẹ nếu bạn muốn. Hãy đặt bé vào giường hoặc nôi khi bé vẫn còn thức. Điều này sẽ giúp bé học cách tự đi vào giấc ngủ. Nếu con khóc, bạn có thể quay trở lại để giải thích cho bé, dỗ dành con một chút để bé trấn tĩnh lại và sau đó, để bé lại một mình. Nếu con lại tiếp tục khóc, hãy chờ đợi khoảng 5 phút rồi mới tiến vào. Mỗi lần lặp lại quy trình này, hãy cố ý kéo dài thời gian vắng mặt của bạn hơn một chút. Điều này cũng tương tự với phương pháp tập ngủ xuyên đêm không nước mắt mà các bà mẹ thường áp dụng trong giai đoạn trước.

Giấc ngủ của bé trong giai đoạn tập đi

Ở tuổi này, con thường cố gắng thức để chơi, nghịch ngợm dù đã rất mệt và buồn ngủ. Nếu bạn không tắt đèn và ngừng mọi hoạt động để đi ngủ cùng lúc với bé thì con cũng sẽ thức cùng bạn. Một số vấn đề khác cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của con bao gồm ác mộng, nỗi sợ bóng tối, mọc răng, đang ở gần thời điểm phát triển thể chất hay trí tuệ…

Mẹo hay để chăm sóc giấc ngủ của bé 1-2 tuổi

Hội chứng "giấc ngủ kinh hoàng" ở trẻ nhỏ
Hiện tượng " giấc ngủ kinh hoàng " có làm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bé không? Cùng tìm hiểu xem nguyên nhân và giải pháp cho hội chứng này nhé!

Để con ngủ ngon hơn, bạn không chỉ cần tạo ra môi trường yên tĩnh, nhiệt độ phòng dễ chịu hay những thói quen trước giờ ngủ. Con cũng cần được vỗ về, chăm sóc mỗi khi mệt mỏi và hỗ trợ trong những giai đoạn phát triển đặc biệt.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *