Mẹo hay để không ăn uống vô tội vạ vì căng thẳng khi bị kẹt tại nhà mùa dịch

shape

01 Dec

Julia PhạmDec 01, 2019

Mẹo hay để không ăn uống vô tội vạ vì căng thẳng khi bị kẹt tại nhà mùa dịch

Mẹo hay để không ăn uống vô tội vạ vì căng thẳng khi bị kẹt tại nhà mùa dịch

Việc giãn cách xã hội là hướng tốt nhất để bảo vệ mọi người khỏi sự lây lan chóng mặt của Covid-19. Thế nhưng việc mắc kẹt giữa bốn bức tường nhà có thể khiến bạn bứt rứt, khó chịu và dẫn đến một số hành vi kém lành mạnh, bao gồm việc ăn uống thiếu khoa học.

Khi phải ở nhà quá lâu mọi người thường dễ bị căng thẳng hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sự căng thẳng chính là kẻ tàn phá ngoại hình của chúng ta từ A đến Z. Bởi lẽ, một khi không kiểm soát được vấn đề này, hormone kích thích cảm giác thèm ăn (Cortisol) sẽ được tiết ra và bạn sẽ không tài nào kiềm chế được sức hấp dẫn từ đồ ăn, đặc biệt là các món ngọt.

Để không rơi vào tình trạng ăn uống sa đà vì căng thẳng, bạn cần trấn tĩnh lại bản thân và tự đề ra hướng giải quyết cho mình. Nếu chưa biết làm thế nào, hãy tham khảo ngay những gợi ý để ăn uống khoa học từ .

Trước khi tìm hiểu sâu thêm vấn đề này, bạn cần phân biệt rõ đâu là ăn uống vô tội vạ vì stress và đâu là ăn uống không điều độ. Trường hợp rơi vào tình huống thứ hai thì những lời khuyên dưới đây sẽ không phù hợp với bạn.

1. Tự kiềm chế bản thân là khởi đầu tốt để ăn uống khoa học hơn

Mẹo hay để không ăn uống vô tội vạ vì căng thẳng khi bị kẹt tại nhà mùa dịch

Một trong những biện pháp tích cực nhất để ngăn chặn việc ăn uống quá nhiều là bạn phải hiểu lý do vì sao điều này xảy ra. Có rất nhiều lời giải đáp cho hành vi này, phổ biến nhất là sự căng thẳng hay buồn chán.

Nếu cảm thấy mình tiêu thụ quá nhiều thức ăn trong một lần, bạn hãy tự trấn tĩnh lại bản thân. Nên đặt ra những câu hỏi trong đầu rằng bạn đang ăn vì đói hay vì một lý do nào khác? Trước khi ăn, bạn cũng cần để ý đến trạng thái cảm xúc của mình. Việc đánh giá tình huống kịp thời sẽ giúp bạn khỏi phải lao vào việc ăn uống sa đà đấy!

Nói thì có vẻ dễ nhưng trên thực tế việc chống lại ham muốn ăn uống là vô cùng khó khăn. Trường hợp vấn đề này tái diễn và kéo dài liên tục, bạn phải cần có sự giúp đỡ từ các chuyên gia. Bởi lẽ đây có thể là dấu hiệu của việc rối loạn ăn uống.

2. Tránh xa sự cám dỗ của thức ăn

Sự thực rằng, bạn không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của thức ăn khi mà chúng đã bày sẵn trước mắt. Một lọ bánh quy, một bát kẹo dẻo đầy màu sắc hay vài thanh sô cô la thơm ngon cũng đủ để thu hút sự quan tâm của bạn lúc này.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiếp xúc trực quan với thực phẩm có hàm lượng calo cao sẽ kích thích vùng vân (một phần của não bộ) để điểu chỉnh các tín hiệu tại đây. Hệ quả là bạn sẽ có cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn. Do đó, điều quan trọng là nên cất giữ các loại thực phẩm (nhất là những loại mình thích) ngoài tầm mắt. Với các món ăn vặt, bạn không nên bày biện xung quanh khu vực làm việc của mình tại nhà.

Nhìn chung, việc thỉnh thoảng thưởng thức một món ngon, ngay cả khi chưa đói là điều không hề sai. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

3. Đề ra lịch trình ăn uống lành mạnh cho bản thân

Mẹo hay để không ăn uống vô tội vạ vì căng thẳng khi bị kẹt tại nhà mùa dịch

 

Bạn không nên thay đổi lịch trình ăn uống bình thường của mình chỉ vì phải mắc kẹt ở nhà trong thời gian thực hiện việc giãn cách xã hội. Lấy ví dụ, nếu bạn ăn ba bữa một ngày, hãy cố gắng tiếp tục duy trì thói quen đó khi làm việc tại nhà. Tuyệt đối không nên vì vài giấc ngủ nướng mà bỏ quên mất một bữa ăn nào nhé!

Sẽ rất khó để tuân thủ “nghiêm ngặt” chuyện ăn uống khoa học khi ở nhà quá lâu, đặc biệt là khi có những tình huống ngoài dự tính xảy ra khiến bạn buộc phải bỏ dở bữa ăn của mình. Nhịp sinh hoạt thay đổi nên bạn cũng có thể tự điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh hiện tại. Không nhất thiết phải dùng bữa đúng vào một khung giờ cố định nhưng bạn vẫn phải đảm bảo đủ số bữa ăn như thường ngày của mình.

Nếu nhận thấy bản thân ăn vặt liên tục trong ngày, hãy thử lập một lịch trình bao gồm ít nhất hai bữa chính mỗi ngày. Theo sát kế hoạch đề ra cho đến khi bạn cảm thấy mình đã thoải mái hơn với thói quen dùng bữa ở nhà.

4. Đừng tự đặt ra giới hạn cho mình

Một trong những quy tắc dinh dưỡng quan trọng nhất cần thực hiện để ngăn việc ăn uống vô tội vạ vì căng thẳng là không tự ép buộc bản thân phải nhịn ăn hoặc ăn ít đi. Thông thường, việc hạn chế quá mức lượng thức ăn hoặc tiêu thụ ít calo sẽ phản tác dụng. Theo đó, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng calo cao hơn hoặc ăn quá nhiều trong ngày.

Vì thế, việc áp dụng một chế độ ăn uống hà khắc hoặc giảm lượng thực phẩm của mình sẽ không phải là ý tưởng tốt; đặc biệt là trong thời gian gặp căng thẳng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn hạn chế như vậy không mang lại hiệu quả trong việc giảm cân mà còn gây hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Những người ăn uống như vậy thường có biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng nhiều hơn.

5. Tự trổ tài vào bếp

Mẹo hay để không ăn uống vô tội vạ vì căng thẳng khi bị kẹt tại nhà mùa dịch

Những ngày “trốn” dịch tại nhà, nhiều người có xu hướng đặt đồ ăn bên ngoài nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn có con nhỏ thì việc này hoàn toàn không phải là cách ăn uống khoa học. Thay vì vậy, hãy vào bếp và tự chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà. Hơn nữa, việc tự nấu ăn được chứng minh là vô cùng tốt để cải thiện sức khỏe tổng thể.

Một nghiên cứu trên 11.396 đối tượng đã cho thấy, những người ăn tại nhà có xu hướng tiêu thụ nhiều rau quả và trái cây hơn. Thêm vào đó, các chuyên gia cũng cho biết người ăn uống tại nhà hơn 5 lần một tuần sẽ giảm 28% nguy cơ thừa cân, 24% nguy cơ bị tích tụ mỡ thừa so với những người không dùng bữa tại nhà.

Việc lên thực đơn nấu ăn không chỉ là cách giết thời gian hữu hiệu mà còn giúp bạn tiết kiệm hơn trong vấn đề chi tiêu, cải thiện chất lượng món ăn cũng như giảm nguy cơ béo phì nữa đấy!

6. Cố gắng bổ sung nước đầy đủ

Ở nhà thường xuyên giúp bạn có thêm nhiều thì giờ để tập trung vào các thói quen tốt cho sức khỏe, bao gồm cả việc cung cấp đầy đủ chất lỏng cho cơ thể. Điều này rất quan trọng để nâng cao sức khỏe tổng thể và giúp bạn phòng ngừa được vấn đề ăn nhiều liên quan đến căng thẳng.

Trên thực tế, các nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa việc mất nước với nguy cơ béo phì. Ngoài ra, mất nước cũng có thể dẫn đến sự thay đổi về tâm trạng, sự tập trung và kiểm soát mức năng lượng của cơ thể. Những vấn đề này gây ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của bạn.

Để ngăn mất nước, hãy bổ sung một vài lát trái cây tươi vào nước lọc để dùng hằng ngày. Điều này vừa để tăng hương vị, vừa giúp bạn uống nhiều nước hơn trong ngày.

7. Hãy vận động nhiều hơn

Mẹo hay để không ăn uống vô tội vạ vì căng thẳng khi bị kẹt tại nhà mùa dịch

Việc mắc kẹt tại nhà quá lâu cũng khiến bạn lười vận động hơn, điều này dẫn đến sự nhàm chán, căng thẳng và gia tăng tần suất ăn uống. Để đối phó với tình trạng này, hãy dành thời gian đi lại, cử động thường xuyên thay vì chỉ ngồi lì một chỗ cùng chiếc điện thoại hay laptop.

Nếu cảm thấy lạc lõng do các phòng tập mình yêu thích đóng cửa, bạn có thể thử một điều gì đó mới mẻ hơn, chẳng hạn tự tập thể dục tại nhà theo hướng dẫn từ YouTube, đi bộ xung quanh khu vực nhà… Việc vận động thường xuyên sẽ giúp giảm căng thẳng, điều này cũng có nghĩa là bạn đã “chiến thắng” cơn thèm ăn.

8. Đừng để bản thân cảm thấy nhàm chán

Khi có quá nhiều thời gian rỗi, bạn sẽ không tránh khỏi sự nhàm chán và việc nhàn rỗi quá mức có thể khiến bạn lao vào ăn uống quá độ. Để thoát khỏi tình trạng này, hãy lên danh mục những sở thích cá nhân, những công việc bạn muốn làm nhưng chưa có dịp và thực hiện chúng.

Mặt khác, bạn cũng có thể tận dụng thời gian này để học hỏi thêm một kỹ năng mới hoặc sắp xếp lại không gian sống của mình. Việc học hỏi một điều mới mẻ không chỉ giúp đẩy lùi sự nhàm chán mà còn khiến bạn cảm thấy thảnh thơi và ít căng thẳng hơn.

9. Chọn các loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng lại no lâu

Mẹo hay để không ăn uống vô tội vạ vì căng thẳng khi bị kẹt tại nhà mùa dịch

Mùa dịch này, bạn có thể mua và để sẵn ở nhà các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tiêu chí lựa chọn thức ăn để dùng bao gồm:

  • Phải đảm bảo đủ dinh dưỡng và giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Hỗ trợ chống lại xu hướng ăn uống quá đà do căng thẳng.

Thay vì tiêu thụ các thực phẩm giàu calo rỗng như kẹo ngọt, khoai tây chiên và soda, hãy lấp đầy tủ lạnh với các loại đồ ăn vừa giúp bạn no lâu, lại tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, việc lựa chọn ăn uống khoa học, dùng các thực phẩm lành mạnh sẽ giữ bạn thoát khỏi những lựa chọn không an toàn.

Thực phẩm có khả năng làm no nhanh bao gồm những loại giàu protein, chất xơ và chất béo tốt. Gợi ý là bạn có thể tìm mua các loại hạt, bơ, đậu và trứng…

Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, bạn có thể phải ở nhà lâu và lao vào ăn uống vô tội vạ vì căng thẳng. Dẫu biết rằng, thỉnh thoảng bạn vẫn có thể nuông chiều bản thân bằng cách ăn uống thoải mái nhưng nếu việc này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây hại cho sức khỏe. Hy vọng rằng, nhờ vào những giải pháp mà chúng tôi gợi ý, bạn có thể tự điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt của mình và hướng vào việc ăn uống khoa học tốt hơn.

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *