Mỗi bé là một thiên tài!

shape

30 Nov

Martin NguyenNov 30, 2019

Mỗi bé là một thiên tài!

1/ Trẻ sơ sinh có thể làm nhiều trò!

Ăn, ngủ, ị, khóc … đó không phải là tất cả những gì mà trẻ sơ sinh biết làm sao? Tất nhiên là không rồi. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy nhiều người mới làm mẹ cảm thấy quá bất ngờ khi phát hiện con mình có thể làm nhiều hơn thế.

“Không ai tin tôi cả, nhưng anh chàng bé nhỏ của tôi đã tự ngẩng đầu lên trong 3 giây ngay sau khi được sinh ra”, bạn Thanh Thảo (29 tuổi, Đồng Nai) chia sẻ.

Trẻ sơ sinh cũng được trang bị đủ loại phản xạ thú vị: Vuốt má của trẻ và trẻ sẽ quay đầu về phía bạn (phản xạ cơ bản). Đặt ngón tay vào miệng trẻ và trẻ sẽ mút bằng hết sức bình sinh (phản xạ nút). Xốc nách trẻ và để chân trẻ chạm đất, trẻ sẽ kiễng chân như muốn bước đi (phản xạ bước đi). Các phản xạ này giúp trẻ phát triển và tồn tại  và còn tạo thêm niềm vui cho bạn nữa.

Có một trò thú vị mà bạn cũng nên thử: Thè lưỡi trước mặt một đứa trẻ sơ sinh. Nếu trẻ không quá mệt, đói, hoặc phân tâm và nếu như trẻ có hứng thú, bé có thể thè lưỡi lại với bạn!

Mỗi bé là một thiên tài!

Liệu bé thè lưỡi lại với bạn không nhỉ?

2/ Trẻ biết nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ

Ngủ suốt ngày, chảy nước dãi ròng ròng… những hình ảnh đó khiến chúng ta cho rằng chẳng có gì ghê gớm đang diễn ra trong đầu trẻ nhỏ. Nhưng các nhà nghiên cứu đang dần phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh biết nhiều hơn so với biểu hiện bên ngoài.

Ví dụ, trẻ có thể nhận ra giọng nói của mẹ từ khi sinh ra. Điều này cho thấy trẻ nhận được kích thích thính giác khi còn trong bụng mẹ, và bé có thể nhớ những kích thích này. Nói cách khác, con bạn đã chú ý tới những gì bạn nói từ lâu trước khi nó được sinh ra.

Mỗi bé là một thiên tài!

Sự phát triển các giác quan của bé 1 - 2 năm tuổi
Bé khoảng 1 – 2 năm tuổi phát triển rất nhanh, cũng như hiểu về thế giới xung quanh mình. Giai đoạn này, bé sẽ thấy, nghe, ngửi, nếm và chạm mọi thứ, và tất cả đều là những cảm giác hết sức mới mẻ với bé. Hôm nay các mẹ hãy cùng tìm hiểu về các giác quan của bé nhé.

3/ Bé có thể ngửi mùi và phát hiện vị ngọt cũng như vị chua

Mặc dù bạn có thể cho rằng con bạn cũng nhìn con gấu bông theo cách của bạn nhưng khoa học đã chứng minh điều đó không đúng. Những đứa trẻ cực kỳ nhạy cảm với khuôn mặt người và thích khuôn mặt hơn các hình ảnh khác.

Đáng ngạc nhiên hơn nữa là ở một mức độ nào đó, trẻ nhỏ hiểu rằng bản thân chúng cũng là con người, hay ít nhất là chúng tương tự với cái thứ cười toe toét, nói ê a đang bám vào thành nôi.

Gopnik, Giáo sư tâm lý học và triết học của Đại học California ở Berkeley cho biết: “Chỉ vài ngày sau khi ra đời, trẻ sơ sinh đã bắt đầu bắt chước những biểu hiện của người lớn. Điều này cho thấy rằng chúng được tìm thấy mối liên hệ giữa khuôn mặt của những người khác với một số khái niệm bên trong về chính bản thân mình.” Có nghĩa là trẻ đã bắt đầu quá trình nhận thức rằng trẻ cũng có một khuôn mặt giống như bạn và bé cũng có thể điều khiển nó giống như bạn.

4/ Những đứa trẻ học đi theo những cách khác nhau

Trẻ có thể tuân theo trình tự thường gặp: lật, tiếp theo là ngồi, bò, đứng, đi, và chạy. Mặt khác, trẻ cũng có thể học di chuyển theo “giáo trình” của riêng mình.

Một số trẻ không bao giờ học bò. “Con trai tôi được 10 tháng tuổi vào hôm qua và bé bắt đầu tập đi. Nó hoàn toàn bỏ qua giai đoạn bò,” một bà mẹ chia sẻ một cách ngạc nhiên. Cô ấy không phải là người duy nhất. Có khoảng 10% trẻ em không học bò trước khi học đi.

Một số trẻ lại phát triển theo hướng ngược lại: chúng tỏ ra không hứng thú với việc đứng thẳng trong thời gian khá dài. Thay vào đó, chúng hoàn toàn hài lòng với việc trườn từ nơi này sang nơi khác ngay cả khi những bạn đồng trang lứa đang bò bên cạnh chúng.

“Một trong hai đứa con sinh đôi 8 tháng tuổi của tôi đã bắt đầu học bò còn đứa kia chỉ chịu trườn,” một bà mẹ cho biết.

Mỗi bé là một thiên tài!

Mỗi bé có một quá trình tập đi khác nhau

Một số trẻ thì lại đặt mông xuống đất rồi di chuyển bằng cách dùng tay và chân để đẩy mình về phía trước.

Miễn là bé phát triển theo đúng khung tuổi tác thì không có gì phải lo lắng. Bạn nên cho trẻ thật nhiều không gian để làm việc của mình, và cuối cùng bé cũng sẽ biết đi như các bạn khác.

Mặc dù phát triển khả năng ngôn ngữ sớm đôi khi có mối tương quan với kết quả học tập sau này nhưng điều ngược lại thì hoàn toàn không đúng. Biết nói chậm không có nghĩa là trẻ sẽ không thể đứng đầu lớp khi vào tiểu học. (Ví dụ: Einstein cũng nổi tiếng là một người biết nói muộn.)

Tuy nhiên, nếu trẻ không đạt đến những mốc cơ bản trong thời gian nhất định thì bạn nên gặp bác sĩ. (Lưu ý là trẻ sinh non thường cần nhiều thời gian hơn để đạt các cột mốc phát triển.)

Mỗi bé là một thiên tài!

Kích thích sự phát triển giác quan của trẻ sơ sinh
Với bé con mới sinh của bạn, thế giới là một tổng thể những điều mới mẻ, lạ kỳ từ âm thanh, hình ảnh đến hương vị, cảm xúc. Không như người lớn, bất cứ thứ gì trẻ sơ sinh tiếp xúc lúc này đều xinh đẹp và hoàn hảo. Vậy làm sao để mẹ giúp bé tận hưởng và trải nghiệm những cảm giác đầu đời đẹp đẽ...

5/ Bạn có khả năng thúc đẩy sự phát triển của não bộ của bé

Nói chuyện với trẻ ngay từ ngày đầu: Nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ được bố mẹ đã nói chuyện với chúng nhiều khi còn nhỏ có chỉ số IQ cao hơn đáng kể so với những trẻ không nhận được nhiều kích thích về ngôn ngữ.

Bạn cũng đừng ngại cho bé những khoảng thời gian độc lập. Một bà mẹ chia sẻ: “Tôi để đứa con 5 tháng tuổi của mình tự chơi trên tấm thảm một lúc vào mỗi buổi sáng. Tôi ngồi và thưởng thức một tách cà phê trong khi quan sát nó ngoan ngoãn ngồi chơi đồ chơi.”
Thực tế, trẻ học được rất nhiều khi nghe bạn nói chuyện với người khác. Vì vậy đừng cảm thấy tội lỗi khi nói chuyện điện thoại trong khi bé của bạn chơi trên sàn. Bé vẫn phát triển trong thời gian đó.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *