Mối nguy mang tên "Thuyên tắc ối

shape

31 Dec

Cha Mẹ TốtDec 31, 2019

Mối nguy mang tên "Thuyên tắc ối

Khi dịch nước ối, tế bào thai nhi, tóc hoặc các mảnh tổ chức thai lọt vào hệ tuần hoàn máu mẹ thông qua nhau thai gây ra phản ứng dị ứng được gọi là thuyên tắc ối. Tình trạng này xảy ra trong quá trình chuyển dạ hoặc ngay sau sinh, khiến người mẹ bị suy hô hấp và tuần hoàn cấp tính.

Theo thống kê, tỉ lệ tử vong ở mẹ hơn 80% mặc dù tỉ lệ sống sót của thai nhi có thể là 70%. Ngay cả khi được cứu sống, mẹ cũng có nguy cơ gặp phải những di chứng nặng nề về thần kinh.

Mối nguy mang tên "Thuyên tắc ối"

Thuyên tắc ối chuyển biến nhanh chóng và không có phương thức điều trị đặc hiệu

1/ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thuyên tắc ối

Vỡ màng ối quá sớm

Nước ối bị chảy ra ngoài do màng ối vỡ sớm, nhau thai và thành cổ tử cung phân ly khiến cho mạch máu bị tổn thương. Lúc này nước ối sẽ thông qua các tĩnh mạch niêm mạc cổ tử cung đi vào tuần hoàn máu của mẹ. Khi tử cung co thắt mạnh nước ối nhanh chóng làm vỡ mạch máu, hậu quả dẫn đến các phản ứng của cơ thể và cơ chế động máu trở nên bất thường.

Vỡ tĩnh mạch tử cung

Nếu tĩnh mạch tử cung bị vỡ sẽ làm cho các tĩnh mạch bên trong tử cung không còn ổn định, nước ối chảy vào mạch máu gây nên hiện tượng thuyên tắc ối.

Buồng tử cung chịu áp lực lớn

Áp lực buồng tử cung quá lớn trong những trường hợp sinh nhiều con cũng dễ dẫn đến thuyên tắc ối. Ngoài ra, những trường hợp đa thai, khó sinh làm tổn thương cổ tử cung tạo điều kiện cho nước ối xâm nhập vào hệ thống mạch máu của mẹ dẫn đến thuyên tắc ối.

Mối nguy mang tên "Thuyên tắc ối"

Kích thước bụng bầu: Dấu hiệu báo động sức khỏe?
Ngay từ khi bụng bầu vừa "nhú", hẳn mẹ đã nghe không ít dự đoán về thai nhi chỉ dựa trên hình dáng bụng. Chưa rõ thực hư thế nào, nhưng nhìn kích thước bụng bầu, mẹ có thể thử chẩn đoán sức khỏe bản thân

2/ Những yếu tố làm tăng nguy cơ thuyên tắc ối

Thuyên tắc ối rất hiếm gặp nhưng để lại hậu quả rất nặng nề, đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Đối với những mẹ bầu nào nằm trong nhóm nguy cơ cao cần đặc biệt quan tâm và đề phòng.

– Phụ nữ lớn tuổi: Sinh con khi quá 35 tuổi trở lên sẽ làm tăng nguy cơ bị thuyên tắc ối. Độ tuổi thích hợp để sinh con đối với nữ giới là từ 25-30 tuổi.

– Nhau thai gặp vấn đề: Những người bị nhau tiền đạo hay nhau bong non thì nguy cơ bị thuyên tắc ối cũng cao hơn.

– Người có nhiều con: Do trải qua nhiều lần sinh nở khiến các tổn thương bên trong tử cung càng nhiều càng làm tăng nguy cơ.

– Thai chết lưu: Nếu chậm phát hiện, để thai chết lưu trong tử cung quá lâu sẽ càng tăng nguy cơ thuyên tắc ối.

– Thai nhi bị ngộp: Thai nhi bị thiếu oxy làm cho nước ối có phân su, khi các cơn đau đẻ tăng mạnh thì dễ dẫn đến tình trạng thuyên tắc ối.

3/ Các triệu chứng của thuyên tắc ối

Phụ nữ mang thai bị thuyên tắc ối thường phát triển một cách đột ngột và nhanh chóng, bao gồm các triệu chứng cơ bản sau:

– Bỗng dưng bị khó thở, huyết áp hạ nhanh chóng

– Nhịp tim đập nhanh hoặc loạn nhịp đập của tim

– Thay đổi trạng thái tinh thần, do khó thở dẫn đến hoang mang, lo sợ

– Cơ thể cảm thấy ớn lạnh, tím tái toàn thân

– Chảy máu dữ dội ngay từ khi sổ nhau, sự chảy máu này không phụ thuộc vào co bóp của tử cung

– Máu loãng không đông

Mối nguy mang tên "Thuyên tắc ối"

7 vấn đề luôn "rình rập" thai nhi trong suốt thai kỳ
Khi nhận được “tin vui” bên cạnh niềm hạnh phúc là sự lo lắng vô bờ của mẹ dành cho con. Mang thai là cả một quá trình gian nan không chỉ đối với mẹ mà với cả thai nhi trong bụng, bởi trong suốt 40 tuần thai luôn có những mối nguy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu

4/ Điều trị và phòng tránh

Hiện nay, thuyên tắc ối chưa có thuốc hay phương pháp điều trị đặc hiệu, chỉ có thể điều trị hỗ trợ, bao gồm: Điều trị rối loạn đông máu, các loại thuốc cải thiện và hỗ trợ chức năng tim; truyền máu khi người mẹ bị chảy máu nhiều không kiểm soát được.

Thuyên tắc ối xảy ra nhanh chóng và không có triệu chứng nhận biết sớm để để phòng. Vì vậy mẹ bầu cần tăng cường tìm hiểu thông tin, đặc biệt là hạn chế sinh nhiều lần, mang thai khi đã lớn tuổi, thường xuyên kiểm tra định kỳ.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *