Mối nguy từ pin đồ chơi
Pin có kích thước khá nhỏ nên bé rất dễ nuốt nhầm nếu mẹ không để ý
1/ Nguy cơ khi trẻ nuốt pin
Hầu như tất cả đồ chơi điện tử hiện nay đều sử dụng loại pin cúc áo, với đường kinh từ 10-20 mm. Với kích thước như vậy, trẻ em rất dễ cầm chơi và nuốt vào bụng khi mẹ không để ý. Do pin vẫn có khả năng hoạt động khi nằm ở thực quản nên di chứng cho trẻ là khá nghiêm trọng. Dòng điện từ pin có thể gây phỏng thực quản. Đồng thời, các chất độc từ pin thoát ra, đặc biệt với tính ăn mòn cao có thể gây loét thực quản và hậu quả là di chứng sẹo hẹp thực quản. Oxit thủy ngân có trong pin thủy ngân cũng để lại những ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé.
2/ Các triệu chứng thường gặp
Trừ trường hợp trẻ bị nghẹn do pin mắc lại thực quản, những trường hợp pin khác pin sẽ di chuyển qua đường ruột trong 3 ngày và rất khó nhận biết sau khi bé nuốt pin.
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bé bị nghẹn
Khi bé bị nghẹn, cách bạn xử lý ngay từ những phút đầu tiên là điều rất quan trọng, quyết định khả năng thoát khỏi nguy hiểm của bé. Nhưng theo thống kê gần đây, có gần 50% ba mẹ không biết cách sơ cứu khi con bị nghẹn. Những điều sau đây sẽ giúp bạn không còn “lóng ngóng” mỗi khi phải xử lý...
Trường hợp pin mắc lại thực quản, bé sẽ có các triệu chứng khó nuốt, nuốt đau, ho… Dần dần, các biến chứng trở nên nghiêm trọng hơn như sốt, nôn ói, quấy khóc, không chịu ăn uống. Nếu pin bị vướng lại ruột, bé sẽ cảm thấy đau ngực hoặc đau bụng, ói ra máu, phân có lẫn máu hoặc có màu xám, đen. Một số trường hợp có thể nổi ban, mẫn ngứa do dị ứng với các thành phần trong pin như kẽm, thủy ngân, chì… Thậm chí, nếu để quá lâu có thể dẫn đến sốc do nhiễm độc hoặc xuất huyết.
3/ Làm gì khi con nuốt pin?
– Mẹ nên đưa bé đến các trung tâm y tế gần nhất nếu thấy con nuốt phải pin. Nếu có thể, mẹ nên tìm hiểu thời gian, chủng loại, độ lớn của cục pin mà trẻ nuốt phải để thông báo cho các bác sĩ.
– Tuyệt đối không nên cho trẻ sử dụng thuốc nôn ói, vì có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
– Theo dõi phân của bé trong nhiều ngày. Nếu không có gì bất thường, pin sẽ ra ngoài cơ thể trong khoảng 7 ngày.
– Nếu pin bị bắn vào tai hay mũi bé, mẹ không nên cố gắng lấy pin ra bằng dung dịch muối hay thuốc nhỏ vì những dung dịch này có thể làm tăng dòng điện của pin.
Xử lý khi trẻ bị hóc hay nuốt dị vật
Trẻ em vốn hiếu động nên thường tò mò và thích khám phá thế giới. Các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi luôn muốn... “sờ” và “nếm thử” bất cứ món gì vô tình hay cố ý “vớ” được. Vì thế, rất nhiều trường hợp các bé hít, nuốt phải dị vật và nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức...
Lời khuyên của MarryBaby: Đặc biệt lưu ý không cho con cầm chơi hoặc ngậm pin, nhất là khi bé đi nhà trẻ. Cất pin ở những nơi có tủ khóa hoặc xa tầm với của trẻ. Thường xuyên kiểm tra những đồ chơi có pin của bé. Nếu có thể, mẹ nên dùng băng keo dán lại chỗ lắp pin hoặc mua đồ chơi có chỗ để pin khó tháo, mở.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- 9 độc tố trong nhà đe dọa bé
- Những đồ chơi tưởng chừng vô hại nhưng thực chất rất nguy hiểm
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.