Muốn dạy con ngoan cần tránh ngay 4 cách uốn nắn thiếu khoa học

shape

12 Apr

Julia PhạmApr 12, 2020

Muốn dạy con ngoan cần tránh ngay 4 cách uốn nắn thiếu khoa học

Ai cũng có thể mắc những sai lầm ngớ ngẩn mà không hề có lý do nào. Vì vậy khi đứa con đang lớn của bạn mắc lỗi, hãy giữ bình tĩnh, trấn an bản thân, đừng mắc sai lầm khi có ý định trách phạt bé. Muốn dạy con ngoan cha mẹ phải tránh nổi nóng vô cớ.

Là người lớn, đừng quát mắng

Rất nhiều cha mẹ vẫn còn khăng khăng giữ quan điểm con sai phải trừng phạt, thậm chí phải mạnh tay thì bé mới sợ và ngoan hơn. Đồng thời, cũng chính người lớn đặt ra quy tắc hoang đường:

  • Phụ huynh luôn đúng, bé phải tuân theo mệnh lệnh
  • Phải nghiem khắc thì trẻ mới tôn trọng
  • Nếu con hư mà không phạt, đánh sẽ càng thêm hư
  • Chỉ có roi vọi mới hiệu quả nhanh…

Mặc đính cách dạy con ngoan như vậy nên rất nhiều cha mẹ thời hiện đại rồi vẫn áp dụng cách đánh và trừng phạt tinh thần bằng quát mắng, giận dữ.

Muốn dạy con ngoan cần tránh ngay 4 cách uốn nắn thiếu khoa học

Trước khi đưa ra các hình phạt cho bé, cha mẹ phải chắc chắn rằng bản thân đã bình tĩnh

Các biện pháp trừng phạt thân thể, gây thương tích như đánh, tát, nhốt, phạt quỳ, không cho ăn uống… chỉ nhất thời khiến bé sợ chứ không phục. Thậm chín đó là đòn tâm lý đau đớn, khiến trẻ nhớ mãi không quên. Những lỗ hổng tâm hồn này lớn lên theo thời gian.

Một loại những câu hỏi đặt ra: Tại sao cha mẹ lúc nào cũng nói yêu con nhất, thương con nhất nhưng lại sẵn sàng đánh mắng, tức giận ngay lập tức. Vậy tình yêu đó là lừa dối. Nhiều trẻ sẽ tức giận tìm cách đối phó, lừa dối để không bị phạt, trở nên lì đòn, không biết sợ và hiểu sai rằng bằng bạo lực có thể giải quyết được mọi vấn đề.

Ngay từ thời ấu thơ mà bé thường xuyên bị trừng phạt, trẻ sẽ hình thành nhân cách không ổn định và sau này, có thể lại giáo dục con cái theo kiểu trừng phạt.

Dạy con ngoan, cần tránh ngay 4 sai lầm

Cái bẫy nóng giận

Bạn đang rất khó chịu với các lỗi lầm mà trẻ gây ra. Cơn thịnh nộ đang “xông lên óc”, bạn sẽ khó tránh khỏi một cơn thịnh nộ và hét lên với cô ấy. Bạn nghĩ rằng điều này sẽ buộc trẻ phải nghe lời và cư xử tốt hơn.

Rõ ràng đây là cãi bẫy: Cuộc đối đầu của mẹ và bé có vẻ như hiệu quả – bé sẽ sợ đến “rét run” và bị sốc đến mức phải dừng lại ngay hành động sai lầm. Nhưng chỉ cần mẹ ra khỏi tầm mắt, bé sẽ lại tiếp tục mắc lỗi.

Những gì mẹ nên làm: Hãy giữ một trái tim nóng và cái đầu lạnh, Bình tĩnh giúp bạn kiểm soát và biết cách ứng xử khôn khéo hơn với trẻ. Cần giải thích rằng bé đang làm sai và cần phải chỉnh sửa ngay nếu không sẽ ảnh hưởng đến mọi người và chính bản thân bé. Ngoài ra cần khen ngợi nếu bé cố gắng sửa chữa lỗi lầm.

Cái bẫy “không khoan nhượng”

Mọi thứ bé làm sai dù là lớn hay nhỏ bạn đều phản ứng ngay lập tức với một sự khiển trách nghiêm trọng.

Rõ ràng đây là một cãi bẫy : Cách tiếp cận này có thể dễ dàng phản tác dụng bởi vì nó buộc bạn phải cho bé biết chính xác những gì mình muốn. Nếu không bé sẽ tiếp tục hành vi sai trái.

Những gì mẹ nên làm: Mẹ cần chuẩn bị tâm lý để bỏ qua những sự cố nho nhỏ. Bằng mọi cách cần đưa ra hướng xử lý ngay nếu trẻ có những lời nói hoặc hành động hung hăng.

Cái bẫy không nhất quá hình phạt

Khi bạn nhìn thấy trẻ bắt đầu nghịch ngợm, bạn đe dọa sẽ trừng phạt để bé sẽ dừng lại những gì đang làm ngay lập tức. Tuy nhiên, đã thực sự bình tĩnh, bạn lại thay đổi ý định ban đầu và quyết định sẽ không phạt bé nữa.

Tại sao đây là một cái bẫy: Sự cám dỗ ngay lập tức để kỷ luật bé rất mạnh mẽ, đặc biệt là khi bạn nhìn thấy bé đánh một đứa trẻ khác hoặc có một cơn giận dữ đáng xấu hổ tại trung tâm mua sắm, nơi công cộng. Nếu bạn nói rằng về nhà trẻ sẽ bị phạt nhưng không thực hiện thì bé mặc nhiên hiểu rằng mọi lời nói của mẹ chỉ là nói chơi.

Những gì mẹ nên làm: Hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi bạn nói ra bất kỳ điều gì. Nếu bạn đe dọa trẻ, hãy giải thích rõ ràng bé đã làm gì sai. Sau đó, hãy chắc chắn rằng hình phạt là thích hợp và thực hiện nó.

Cái bẫy “Bố về sẽ phạt “

Bạn cảm thấy bất lực và chồng sẽ giúp bạn quản lý những hình phạt dành cho bé hiệu quả hơn. Vì vậy, khi bé cư xử không đúng vào buổi sáng và làm bạn kiệt sức, bạn cảnh báo rằng bạn sẽ nói cho cha tất cả vào buổi tối và bé sẽ bị trách phạt.

Tại sao đây là một cái bẫy: Có hai phần rất rõ ràng của cái bẫy này. Đầu tiên là vào thời điểm bé gặp bố sau giờ làm việc là vào buổi tối, bé cứng của bạn đã quên hết mọi chuyện về vụ việc. Thứ hai, bố sẽ muốn chơi với bé sau một ngày dài thay vì khiển trách.

Những gì mẹ nên làm: Thảo luận với chồng về những hành vi gần đây nhất của trẻ và cùng thống nhất về một hình thức trách phạt cho bé. Nếu bé mắc lỗi, khi trở về nhà hãy tạm lánh qua một bên để bố “làm việc” với bé.

Muốn dạy con ngoan cần tránh ngay 4 cách uốn nắn thiếu khoa học

Có nên phạt bé ngồi yên một chỗ?
Liệu ba mẹ có nên áp dụng hình thức ngồi yên 1 chỗ với bé từ 18 tháng tuổi được không, hay là bé còn quá nhỏ?

Muốn dạy con ngoan cha mẹ phải có tính nhất quán trong cách nuôi dạy và trách phạt khi bé mắc lỗi. Đồng thời cần chắc chắn bản thân đã bình tĩnh để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *