Nấm candida - Kẻ thù giấu mặt của các mẹ đang mong con

shape

31 Jan

Julia PhạmJan 31, 2020

Nấm candida - Kẻ thù giấu mặt của các mẹ đang mong con

Nấm candida là một loại nấm men có mặt trong âm đạo cũng như các cơ quan khác của cơ thể như miệng, ruột, thậm chí có mặt trong phế quản… Bình thường, loại nấm này hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, khi môi trường âm đạo mất cân bằng, nấm sẽ phát triển ồ ạt gây viêm âm đạo khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, đau rát.

Có rất nhiều yếu tố làm bùng phát nấm candida trong cơ thể, đó có thể là:

  • Sử dụng nhiều kháng sinh làm mất cân bằng môi trường trong cơ thể. Càng sử dụng nhiều kháng sinh, nguy cơ nấm phát triển bùng phát càng cao.
  • Lo âu, căng thẳng hoặc bệnh tật. Những nguyên nhân này làm suy giảm miễn dịch và tạo điều kiện cho nấm phát triển lan tràn trong ruột hoặc niêm mạc.
  • Thiếu ngủ trong thời gian dài cũng dẫn đến tình trạng trên
  • Sử dụng các loại thuốc chứa corticoid kéo dài
  •  Sử dụng thuốc ngừa thai hoặc các liệu pháp thay thế hormone
  • Thiếu hoặc suy dinh dưỡng
  • Lạm dụng rượu, cà phê, thuốc lá
  • Đang bị nhiễm bệnh lupus ban đỏ, bị bệnh tuyến giáp, tiểu đường
  • Đang gặp vấn đề ở đường tiêu hóa

Nấm candida làm giảm khả năng thụ thai

Khi phát triển ồ ạt, không những nấm làm âm đạo bị viêm mà còn thay đổi cấu trúc của dịch âm đạo, làm dịch trở nên đặc hơn, khiến tinh trùng không tiếp cận được trứng. Những phụ nữ bị nhiễm nấm candida, nhất là những trường hợp nhiễm nấm tái phát cũng sẽ rất khó nhận biết được sự thay đổi của dịch âm đạo trong những ngày gần rụng trứng. Họ không phát hiện ra chất dịch trong và nhờn như lòng trắng trứng đặc trưng trong thời điểm vàng để thụ thai.

Nấm candida - Kẻ thù giấu mặt của các mẹ đang mong con

Cách tính ngày rụng trứng chính xác nhất
Nắm bắt những cách tính ngày rụng trứng dưới đây sẽ giúp bạn chủ động trong kế hoạch mang thai và sinh con. Đặc biệt, việc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau sẽ giúp bạn xác định thời gian rụng trứng chính xác hơn

Loại nấm này cũng có mối liên hệ với những vấn đề liên quan đến niêm mạc tử cung, chẳng hạn như chứng lạc nội mạc tử cung, một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh. Ngoài ra, nấm cũng sản xuất ra chất độc mô phỏng hormone estrogen, gây mất cân bằng hormone trong cơ thể. Trong những trường hợp nhiễm candida nặng, hội chứng rò rỉ ruột có thể xảy ra, tạo điều kiện cho nấm và các chất độc phát tán nhiều hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ nội tiết và cơ chế sản xuất nội tiết tố. Nhiễm nấm còn gây tăng sản xuất prostaglandin E2, kích thích co thắt màng tử cung.

Nấm candida - Kẻ thù giấu mặt của các mẹ đang mong con

Sự phát triển quá mức của nấm candida có thể xảy ra nhiều lần trong năm

Ăn uống đúng để ngăn chặn sự phát triển của Candida

Nếu bạn đang bị nấm candida làm phiền, trước tiên, hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng. Chế độ ăn đúng không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, làm cân bằng hormone mà còn cắt đứt nguồn thức ăn của nấm. Những người nhạy cảm với nấm candida sẽ cần được điều trị theo đơn và duy trì chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt trong 2-3 tuần, thực hiện khoảng 3 lần mỗi năm.

Những thực phẩm cần hạn chế

  • Các sản phẩm từ sữa, ngoại trừ yogurt nguyên chất có chứa các loại lợi khuẩn
  • Các sản phẩm chứa đường đơn như đường trắng, mật ong, bánh kẹo, nước ngọt. Bạn có thể thay thế chất tạo ngọt đang sử dụng bằng đường xylitol hoặc đường cỏ ngọt.
  • Nước trái cây đóng hộp.
  • Các loại chất bột đã được xử lý như gạo trắng, bột gạo trắng, bánh mì trắng, bún…
  • Rượu
  • Thực phẩm lên men
  • Tránh uống nước máy vì khí clo và flo dư thừa trong nước sau quá trình tiệt trùng ở nhà máy có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Những thực phẩm nên tăng cường

  • Rau củ tươi
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Thực phẩm bổ sung chứa các lợi khuẩn
  • Tỏi, súp lơ và các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
  • Tránh các loại thịt, cá được nuôi với thức ăn nhiều kháng sinh
  • Ăn cá sông hoặc cá biển tự nhiên 2 lần/ tuần
  • Uống nhiều nước đã được lọc kỹ

Ngoài yếu tố dinh dưỡng, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng là một cách tốt để hạn chế nấm phát triển. Bạn không nên sử dụng chung những vật dụng cá nhân như khăn, đồ lót, quần áo… với người khác. Nấm cũng có thể lây qua đường tình dục, nên nếu bạn đời của bạn đang nhiễm nấm hoặc viêm đường sinh dục thì nên tránh gần gũi. Ngoài ra, việc sử dụng các dung dịch vệ sinh quá nhiều cũng có thể làm mất cân bằng môi trường âm đạo và làm nấm phát triển mạnh.

Tùy theo vị trí bùng phát, nhiễm nấm được biểu hiện bằng rất nhiều dấu hiệu khác nhau. Đó có thể là đau dạ dày, ợ nóng nếu nhiễm nấm ở đường tiêu hóa. Đó có thể là nhiễm trùng bàng quang, đường tiết niệu nếu nhiễm nấm ở đường tiết niệu. Đó cũng có thể là biểu hiện tinh thần như thờ ơ, suy nghĩ thiếu tập trung… Nếu bạn nghi ngờ mình đang bị nhiễm nấm, hãy đến bệnh viện để được khám phụ khoa. Các bác sỹ sẽ kê đơn thích hợp cho tình trạng của bạn. Ngoài ra, cần điều trị nấm trước khi có thai vì nếu để bệnh xảy ra trong thai kỳ, bạn sẽ khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, nấm có thể lây sang con bạn trong quá trình sinh nở nếu không được chữa dứt trước đó.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *