Nằm sấp có tốt hơn cho trẻ?

shape

01 Jan

Martin NguyenJan 01, 2020

Nằm sấp có tốt hơn cho trẻ?

Theo các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh nằm sấp ngay từ những ngày đầu có thể giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn. Nhưng do thói quen, nhiều mẹ có thói quen cho con nằm ngửa mỗi khi bé nằm. Vì vậy, khi phải thay đổi thói quen để chuyển sang tư thế mới, nhiều bé sẽ cảm thấy hơi lạ lẫm và khó chịu.

Nằm sấp có tốt hơn cho trẻ?

Nhiều bé sẽ cảm thấy khó chịu khi đột ngột bị chuyển đổi tư thế

Khi tập cho trẻ sơ sinh nằm sấp, mẹ nên đảm bảo bé không đói hay quá mệt. Nếu bé vừa ăn xong thì hãy đợi khoảng 1 tiếng sau đó rồi hạy cho bé tập để tránh trường hợp bé bị nôn ói hay trào ngược a-xít.

Khi thấy bé bắt đầu khóc, dù chỉ mới tập được khoảng 1 phút, hãy giữ nguyên tư thế của bé rồi vỗ về bé bằng cách nói chuyện hay chơi cùng bé. Khi thấy bé có vẻ mệt, mẹ nên bế bé lên, cho nghỉ ngơi một chút rồi tiếp tục bài tập cho bé.

Một vài mẹo nhỏ sau đây có thể giúp hành trình nằm sấp của bé diễn ra “nhẹ nhàng” hơn. Tham khảo thử mẹ nhé!

1/ Làm “bạn đồng hành” của bé

Để giúp giảm bớt cảm giác lạ lầm với tư thế mới của bé, mẹ có thể cùng nằm sấp với bé trong suốt quá trình tập luyện. Đặc biệt, bé sẽ càng thích thú hơn khi thấy mẹ vừa nằm sấp, vừa nói chuyện, lắc bụng, làm mặt hề, lắc chân. Hoặc mẹ cũng có thể cho bé nằm sấp lên người khi đang nằm dưới đất hay ngồi trong ghế tựa hay trong bồn tắm.

Khoảng 4 tháng, cổ bé sẽ cứng cáp hơn, có thể kiểm soát được cử động của đầu, mẹ có thể chơi trò máy bay với bé. Nằm xuống, gập gối lại và cho bé ngồi lên bàn chân, bụng bé áp vào cẳng chân và đầu bé ngang tầm với đầu gối. Khi bé đã ngồi yên vị chắc chắn, hai bàn tay chúng ta lồng vào nách bé rồi hai chân chúng ta nâng lên hạ xuống.

Ngoài ra, mẹ có thể cho bé nằm sấp gần ở mép giường rồi mình ngồi xuống đất, mặt kề mặt bé. Khi thấy được khuôn mặt thân quen bên mình bé sẽ cảm thấy an tâm hơn và chúng ta cũng dễ giao tiếp với bé trong tư thế này hơn.

Mẹ cần lưu ý với người giữ bé hay cô giáo bé về tầm quan trọng của việc nằm sấp khi bé thức cũng như việc cần cho bé nằm ngửa khi ngủ.

Nằm sấp có tốt hơn cho trẻ?

8 bí mật về giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Nếu không hiểu sự khác biệt của trẻ sơ sinh, bạn sẽ rất dễ bị "lạc điệu" với giờ giấc và những thói quen của bé. Để việc dỗ con ngủ không biến thành một cực hình, mẹ nên thấu hiểu 8 bí mật về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

2/ Vừa tập vừa chơi

Mẹ có thể đặt một cuốn sách mở sẵn với nhiều màu sắc sống động hay một số đồ chơi bé thích trong tầm với của bé như đồ chơi có đèn, hình phản chiếu, tranh động, nhạc hay phát ra tiếng động. Hoặc mẹ sẽ đặt bé nằm trên cái mền hay miếng thảm được thiết kế riêng cho trẻ sơ sinh. Một số thảm sẽ có sẵn đồ chơi hay hình phản chiếu và một số khác sẽ có nước ở bên trong… Tất cả sẽ làm cho bé thêm hứng thú. Khi cho bé chơi trên thảm, nhớ cởi tất ra cho bé để bé bám dính tốt hơn trên thảm.

3/ Nhờ sự trợ giúp

Khi thấy cổ và đầu của trẻ vững vàng hơn , khoảng 3-4 tháng tuổi nhưng vẫn chưa thể nâng cánh tay lên được , mẹ có thể hỗ trợ bé bằng cách kê một cái khăn hay gối dưới ngực và nách bé sao cho cánh tay của bé ở phía trước. Nếu bé muốn tuột khỏi khăn/gối, hãy đặt tay lên mông bé để giữ bé lại. Khi bé có thể tự vận động cánh tay của mình, rút khăn/gối ra để bé làm quen với kỹ năng vận động mà không cần dụng cụ hỗ trợ.

Nằm sấp có tốt hơn cho trẻ?

2 năm đầu, bé phát triển đầy ngoạn mục!
Mẹ có biết, 1 giờ đầu tiên sau khi chào đời, bé cưng đã có thể bắt chước điệu bộ của người lớn và khi được 3 tháng tuổi, bé có thể nhận biết tâm trạng của mẹ trong từng câu nói? Không chỉ vậy thôi đâu, theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh còn có nhiều khả năng mà ngay cả người lớn cũng không "theo kịp"

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Bé nằm sấp khi ngủ có sao không?
  • Bé ngủ sấp có đáng lo ngại?

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *