Nên cho con ăn một ngày mấy bữa?

shape

31 Jan

Martin NguyenJan 31, 2020

Nên cho con ăn một ngày mấy bữa?

Bạn biết rõ bé nên ăn những món gì, nhưng có những ngày cho con ăn bất cứ món nào cũng là một nhiệm vụ đầy thách thức. Kén cá chọn canh là chuyện bình thường ở các bé tuổi tập đi. Để tối ưu hóa dinh dưỡng tốt, mẹ nên đặt ra cho bé một thời khóa biểu ăn uống lành mạnh đều đặn mỗi 2-3 tiếng. Nhằm đảm bảo cục cưng nạp đủ dưỡng chất cho cơ thể đang phát triển, bạn cần duy trì bữa sáng, trưa, tối và ít nhất 2 bữa phụ tốt cho sức khỏe mỗi ngày.

Nên cho con ăn một ngày mấy bữa?

Mẹ cần cho con ăn đủ các bữa chính và bữa phụ để đảm bảo duy trì năng lượng cho các hoạt động của bé

Buổi sáng

Bữa sáng: Khởi động ngày mới của con bằng một bữa ăn cân bằng được dọn ra ở cùng thời điểm và nơi chốn hàng ngày để biến giờ ăn thành thông lệ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bé ở tuổi tập đi đã sẵn sàng cho việc ăn uống theo thời khóa biểu. Nhưng không giống với người lớn, bữa sáng không nhất thiết phải là bữa ăn hoành tráng nhất trong ngày. Bao tử của trẻ tuổi tập đi vẫn còn nhỏ và không thể ăn những khẩu phần lớn. Chính vì vậy, mẹ không chỉ cần chú ý cho con ăn các bữa chính, các bữa phụ cũng cần thiết để giúp bé nạp năng lượng trong ngày.

Hãy bắt đầu bằng một phần thức ăn nhỏ phù hợp với trẻ mới tập đi. Nếu sau khi hết phần ăn, con vẫn còn muốn ăn thêm, bạn hãy châm thêm một ít thức ăn nữa. Mục đích của việc chia nhỏ bữa ăn là để con không cảm thấy ngán. Một bữa sáng đầy dinh dưỡng có thể chứa ngũ cốc cộng thêm 2 nhóm thực phẩm khác (sữa, rau và trái cây..)

Nên cho con ăn một ngày mấy bữa?

Bé 1-3 tuổi ăn bao nhiêu là đủ?
Nhu cầu dinh dưỡng của các bé 1-3 tuổi không cao. Mỗi ngày, bé cần khoảng 40 calories trên mỗi 2,5 cm chiều cao. Công thức mang tính tương đối này sẽ giúp bạn tính toán lượng dinh dưỡng cần thiết và những món ăn cụ thể dành cho bé

Bữa phụ giữa buổi sáng: Hãy cho con ăn bữa phụ đều đặn giữa các bữa chính, bắt đầu bằng một phần ăn cách bữa trưa ít nhất 1,5 tiếng. Hãy xem đó là phần bổ sung dinh dưỡng cho bữa chính, nên mẹ nhớ tránh thực phẩm chế biến sẵn và đồ ngọt, và cố gắng chọn ra ít nhất 2 nhóm thức ăn trong mỗi bữa phụ (và tối thiểu 3 nhóm thực phẩm trong bữa chính). Thành phần dinh dưỡng cao của bữa phụ rất cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này. Một phần bánh sandwich kẹp phô mai, yogurt trái cây có thể là gợi ý tuyệt vời cho một bữa phu ở tuổi này.

Buổi trưa

Bữa trưa: Mẹ nên cho con ăn các nhóm thực phẩm khác với món con đã ăn vào bữa sáng. Nếu bé ăn sữa chua và dâu tây trong bữa sáng, bữa trưa có thể là bánh mì ngũ cốc nguyên hạt với bơ nghiền nhừ và chút đậu hầm hoặc đậu đen, hoặc cơm nát với cá hồi và rau củ… Dù khẩu vị trẻ mới biết đi có thể thay đổi hàng ngày, mẹ cần chú ý xem con có liên tục ăn vào bữa trưa hoặc tối hay không. Nếu bữa phụ quá sát bữa chính, thử bỏ qua bữa phụ và dọn bữa trưa sớm hơn. Hoặc nếu bụng con đang đầy thức ăn lỏng nhiều calorie, mẹ cần hạn chế ở mức 480ml sữa và 120.jpg" target="_blank" alt="Nên cho con ăn một ngày mấy bữa?" />

Cho bé ăn trái cây: Tưởng dễ mà khó!
Chứa một lượng vitamin và chất xơ dồi dào, trái cây là thành phần không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng của bé. Tuy nhiên, nếu cho bé ăn trái cây sai cách, dưỡng chất không được hấp thụ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con

Bữa phụ xế chiều: Một bữa xế lành mạnh sau bữa trưa 2-3 tiếng sẽ tiếp thêm năng lượng và không để bé uể oải vào buổi chiều. Mẹ có thể cho con ăn các lát táo mỏng với vài mẩu phô mai hoặc một quả trứng luộc kỹ cắt nhỏ. Dù là bữa phụ, trẻ cũng cần ăn uống dinh dưỡng vào thời điểm và nơi chốn cố định. Điều này giúp bé không ăn vặt linh tinh và hiểu vai trò của bữa phụ như một phần trong chế độ ăn lành mạnh. Khi ăn bữa phụ bé nên được đưa ngồi vào bàn, chứ mẹ đừng để bé vừa cầm đồ ăn vừa chạy quanh nhà.

Buổi tối

Bữa tối: Đây là bữa mà trẻ thường ăn ít nhất vì bé đang mệt, đã được đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, hoặc có thể đã hết đói nhờ bữa phụ trước đó. Mẹ đừng căng thẳng nếu cho con ăn mà trẻ tỏ ra không hào hứng. Cứ tin vào cảm giác của con khi bé nói “con no rồi”. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên cha mẹ ghi nhớ vài món ăn dinh dưỡng trẻ ưa thích và thường xuyên xoay tua các lựa chọn dự phòng cho thực đơn tối trong.

Bữa phụ: Tùy thuộc trẻ đã ăn nhiều đến mức nào trong ngày, bé có thể cần thêm phần ăn phụ trước giờ ngủ. Mẹ hãy cho bé món nào thật nhẹ bụng để con dễ đi vào giấc ngủ, chẳng hạn một tách sữa cho bé còn quá nhỏ hoặc món nào nhẹ và ít đường như một ít bột ngũ cốc chẳng hạn. Bữa phụ ban đêm có thể không cần thiết nếu giờ ăn tối và giờ lên giường chỉ cách nhau chưa đầy 2 tiếng.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *