Ngăn ngừa bị trĩ khi mang thai và sau sinh
Bị trĩ khi mang thai là nỗi khổ của không ít mẹ bầu. Nếu không điều trị, bệnh sẽ để lại di chứng sau thai kỳ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ.
Thực tế, nguy cơ mắc bệnh trĩ ở bà bầu cao hơn hẳn bình thường. Tỷ lệ phụ nữ bị trĩ khi mang thai và sau sinh chiếm đến 50%.
Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ
Là bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng, trĩ hình thành do sự co giãn quá mức của các tinh mạch. Hệ quả là nó nhô ra ngoài hậu môn, gây ngứa ngáy, khó chịu, đau đớn. Với bà bầu bị trĩ khi mang thai, nếu không chữa trị kịp thời, rất dễ làm vỡ các tĩnh mạch dẫn đến chảy máu và gây ra nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm khác.
7 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần biết
Hơn 9 tháng mang thai là giai đoạn có nhiều thay đổi mà tất cả các bà mẹ tương lai đều phải trải qua. Ai chẳng mong con mình phát triển bình thường và khỏe mạnh nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ. Do đó, các mẹ tương lai cần tìm hiểu những vấn đề nghiêm trọng có khả năng xảy ra trong thời...
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai. Trong thai kỳ, lượng máu lưu thông trong cơ thể mẹ bầu tăng, từ đó các tĩnh mạch bị giãn nở, không ngoại trừ tĩnh mạch yếu ớt ở hậu môn trực tràng. Thêm vào đó, tử cung ngày càng lớn cũng tạo sức ép khá lớn lên các tĩnh mạch này.
Tình trạng táo bón nặng khi mang thai cũng là một trong những nguyên do gây ra căn bệnh này. Sau sinh, dù áp lực từ tử cung đã không còn nữa, nhưng chế độ ăn uống quá bổ, nhiều đạm hay protein làm việc vệ sinh của mẹ trở nên khó khăn hơn. Gắng sức đi vệ sinh cũng sẽ dẫn đến bệnh trĩ không sớm thì muộn.
Dựa trên những nguyên nhân rõ ràng này, mẹ có thể tham khảo những thông tin về chế độ ăn uống và sinh hoạt cần thiết để phòng tránh bị trĩ khi mang thai và sau sinh:
1/ Uống thật nhiều nước
Mẹ bầu nên cố gắng uống ít nhất 1,5-2 lít nước mỗi ngày, khoảng 8-10 ly nước. Tốt nhất nên uống sau bữa ăn, hoặc giữa các bữa ăn. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung thêm nước từ các loại nước ép trái cây, rau củ, nước mía, nước dừa…; đồng thời không nên quên thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa vào thực đơn ăn uống. Với chế độ dinh dưỡng như vậy, mẹ bầu mới mong tránh táo bón và trĩ trong thai kỳ.
2/ Tăng cân đúng chuẩn
Việc tăng cân quá nhanh càng thúc đẩy sức ép của tử cung lên hậu môn, gây ra bệnh trĩ. Vì vậy, bà bầu nên tránh tăng cân quá mức bằng cách kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục đều đặn. Tốt nhất, chọn những bài tập vận động nhe nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội.
3/ Chịu khó vận động
Đứng hoặc ngồi quá lâu làm lượng máu lưu thông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho bệnh trĩ phát triển. Vì vậy, mẹ bầu nên chịu khó vận động, cứ 1 tiếng lại đi lại vận động tay chân giúp lưu thông máu.
Tư thế nằm ngủ khi mang thai cũng rất quan trọng. Mẹ nên nằm nghiêng sang trái và thay đổi khi thấy mỏi.
4/ Mẹo chữa trĩ tại nhà cho bà bầu
-Ngồi vào chậu nước ấm, ngâm vùng trực tràng 10-20 phút khoảng 2-3 lần/ngày.
-Không tự tiện dùng kem trĩ, thay vào đó phải tư vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tại nhà.
-Dùng giấy vệ sinh mềm để tránh gây tổn thương đến vùng da đang chịu áp lực ở trực tràng.
-Tránh sử dụng xà phòng để vệ sinh, vì xút trong sản phẩm có thể làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
-Để giảm đau, chườm đá khoảng 2-4 lần/ngày.
-Nếu bệnh không thuyên giảm, tình hình đi ngoài càng ngày càng khó khăn, bạn nên ngay lập tức đi thăm khám để được kê toa và chữa trị kịp thời.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.