Ngày Tết cấm trẻ chơi pháo nổ kẻo tai nạn mẹ ơi!
Hàng năm, dù được cảnh báo rất nhiều về mối nguy hiểm của pháo nhưng nhiều người, ngay cả những gia đình có con nhỏ vẫn lơ là về vấn đề trẻ chơi pháo nổ. Tại nạn do pháo Tết thực sự rất tai hại bởi ảnh hưởng của nó có thể lưu lại lâu dài trên cơ thể trẻ.
Cả nước xuất hiện nhiều vụ trẻ chơi pháo Tết bị phát nổ
Các bác sĩ khoa Chấn thương – Chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An mới đây tiếp nhận hai bệnh nhân đến điều trị với tình trạng bàn tay bị dập nát do bị pháo nổ.
Đó là bé T.T.Kiên (9 tuổi,Tân Thành, Yên Thành, Nghệ An) nhập viện do bị tai nạn pháo nổ, đa vết thương nham nhở bàn tay trái.
Dịp Tết là thời gian nhiều vụ trẻ chơi pháo bị phát nổ
Trước đó, Kiên mua diêm về nhà chơi, cạo đầu đỏ lấy thuốc diêm cho vào một đoạn đũa sắt rỗng rồi nén bột lại. Quả pháo tự chế này nổ tung khi bị tác động khiến bàn tay trái của Kiên dập nát.
Bệnh nhân khác là P.T. Bằng (15 tuổi, Hưng Nguyên, Nghệ An), nhập viện cùng ngày cũng do pháo nổ, vết thương hở 8x2cm, lộ xương bàn ngón số một phức tạp, gãy xương ngón tay cái.
Bố mẹ nên cấm trẻ chơi pháo nổ hoặc đến gần nơi đốt pháo trong dịp Tết để đảm bảo an toàn
Bằng cho biết mình bị thương do tự chế pháo bằng cách giã nát đầu que diêm. Em lấy chất bột đỏ trộn với phốt pho cạo ra từ vỏ bao, quấn giấy lại làm thành pháo nổ. Cách làm này em tìm hiểu trên mạng.
Tương tự, tại Hải Phòng, bé trai tên Nguyễn Đức Thắng, trú tại xóm 6, thôn Úc Gián, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy phải nhập viện cấp cứu với vết thương nặng trên người và hai bàn tay do pháo nổ.
Những mối nguy từ pháo nổ
Các bác sĩ cảnh báo trong pháo có những hóa chất như phốt pho, lưu huỳnh, người đốt thường phải tiếp xúc rất gần nên khi phát nổ dễ bị nhiều tổn thương nghiêm trọng:
- Các tổn thương nặng ở mặt, mắt, tay, cổ, ngực,… có thể suy giảm chức năng giác quan
- Vùng tổn thương có thể nhanh chóng phù nề, cản trở hô hấp, gây suy hô hấp
- Bỏng vùng mặt, cổ dễ để lại di chứng thẩm mỹ về sau, ảnh hưởng đến khả năng tái hòa nhập cộng đồng của nạn nhân
- Bỏng ở hai tay và bàn tay sẽ bị sẹo co kéo
Bác sỹ Nguyễn Thị Vân Anh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An cho biết thêm: “Năm nào bệnh viện cũng có trường hợp người bị tai nạn do pháo nhập viện cấp cứu và điều trị. Một số trường hợp do sức nóng của pháo nên mắt phải của bệnh nhân bị tổn thương khá nặng, việc điều trị phải mất nhiều thời gian, khả năng hồi phục rất chậm”.
Sưởi ấm trong mùa Đông đừng quên đề phòng trẻ bị bỏng các mẹ ơi!
Vì sự bất cẩn của người lớn, việc đốt than sưởi ấm cho trẻ trong những ngày giá rét tưởng chừng như vô hại lại hay gây tai nạn nhất. Vấn đề đề phòng trẻ bị bỏng trong thời điểm này là vô cùng cần thiết bởi đã có nhiều trường hợp bé bị bỏng nặng, nguy hiểm tính mạng chỉ vì thói quen trên.
Hiện nay, dù đã có quy định nghiêm cấm đốt pháo nhưng nhiều người vẫn vì chút vui vẻ mà quên đi việc phải đảm bảo an toàn cho mình và người thân. Vì thế, để ngăn ngừa tai nạn trong ngày Tết, bố mẹ cần tuyệt đối không cho trẻ chơi pháo Tết hoặc tự chế pháo từ các nguyên liệu có khả năng gây cháy nổ.
Nếu tai nạn do pháo nổ xảy ra, phụ huynh cần kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở Y tế gần nhất để chữa trị. Tránh tự ý chữa bỏng cho bé bằng các biện pháp dân gian có thể gây bội nhiễm nguy hiểm đến tính mạng con em.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.