Ngôn ngữ ký hiệu của bé: 21 từ và ký hiệu nhận biết (phần 2)

shape

31 Oct

Martin NguyenOct 31, 2019

Ngôn ngữ ký hiệu của bé: 21 từ và ký hiệu nhận biết (phần 2)

11. Ký hiệu : Quả chuối

Ngôn ngữ ký hiệu của bé: 21 từ và ký hiệu nhận biết (phần 2)

Giả bộ như đang lột vỏ một quả chuối

Dạy cho bé những ký hiệu chỉ các món ăn giúp bạn nhận biết vài món khoái khẩu của bé chẳng hạn như ký hiệu “Chuối ” – một thứ trái cây dễ ăn nhất mà hầu như bé nào cũng thích ăn.

12. Ký hiệu : Nước

Ngôn ngữ ký hiệu của bé: 21 từ và ký hiệu nhận biết (phần 2)

Giơ ngón tay chỉ số 3 (giống từ W) vỗ nhẹ trước miệng

Đừng kỳ vọng các ký hiệu sẽ hoàn hảo theo ý bạn. Bé có thể ra những ký hiệu hơi khác lạ với bạn, vì các kỹ năng cơ tinh của bé không khéo léo được như bạn. Nếu bạn nghĩ bé đang cố ra hiệu một cái gì đó, hãy giúp đỡ bé: Ồ! Con muốn nói từ Nước à? Con muốn uống nước không? và sửa sai ký hiệu của bé.

13. Ký hiệu : Sách

Ngôn ngữ ký hiệu của bé: 21 từ và ký hiệu nhận biết (phần 2)

Úp hai bàn tay lại và mở ra giống như đang mở một cuốn sách

Kích thích lòng ham mê đọc sách ngay từ thời thơ ấu bằng ký hiệu “sách” vô cùng đơn giản.

14. Ký hiệu : Chó

Ngôn ngữ ký hiệu của bé: 21 từ và ký hiệu nhận biết (phần 2)

Vỗ vào đùi như gọi con chó

Nhiều ký hiệu rất dễ nhớ vì chúng bắt chước một hành động bạn có thể đã sử dụng trước đó. Vỗ nhẹ chân và gọi một con chó là một hành động theo bản năng, điều này sẽ khiến ký hiệu trở nên rất tự nhiên.

15. Ký hiệu : Mèo

Ngôn ngữ ký hiệu của bé: 21 từ và ký hiệu nhận biết (phần 2)

Dùng 2 tay vuốt hai bên má như mèo vuốt râu

Mỗi khi ra hiệu, bạn và bé nên nhìn thẳng vào mắt nhau, đảm bảo bé có thể nhìn rõ tay bạn. Đây là chìa khoá giúp bé biết cách kết nối ký hiệu với từ ngữ.

16. Ký hiệu : Bánh mì

Ngôn ngữ ký hiệu của bé: 21 từ và ký hiệu nhận biết (phần 2)

Giả bộ như đang cắt một lát bánh mì

Một vài bé sẽ tỏ ra khó chịu hoặc vui thích khi bố mẹ ra hiệu. Tất cả những phản ứng ấy chứng tỏ bé tiếp thu được hình thức giao tiếp của bạn.

17. Ký hiệu: Quả táo

Ngôn ngữ ký hiệu của bé: 21 từ và ký hiệu nhận biết (phần 2)

Đưa khớp ngón trỏ chạm vào má và xoắn nhẹ má

Tuỳ theo sở thích và mối quan tâm của bé mà bố mẹ có thể tăng cường những ký hiệu có liên quan đến các đề tài đó. Chẳng hạn như, nếu bạn nhận thấy bé thích các con vật, dạy bé các ký hiệu “con chó”, “con cá”… Nếu bé thích ăn táo, dạy cho bé ký hiệu “quả táo”.

18. Sign : Quả bóng

Ngôn ngữ ký hiệu của bé: 21 từ và ký hiệu nhận biết (phần 2)

Giả bộ như đang vỗ một quả bóng

Đừng chỉ dành toàn thời gian để ra hiệu, mà nên biết kết hợp với những hoạt động trong ngày của bé, ví dụ như vừa chơi vừa ra hiệu, sao cho càng vui càng đơn giản thì càng tốt.

19. Ký hiệu : Chia sẻ

Ngôn ngữ ký hiệu của bé: 21 từ và ký hiệu nhận biết (phần 2)

Dùng tay xoa xoa vào vết lõm giữa ngón cái và ngón trỏ tay bên kia

Hãy kiên nhẫn — và đừng so sánh đứa con bé bỏng của mình với một người rành rọt về ngôn ngữ ký hiệu. Vài đứa bé mất nhiều thời gian tập ra hiệu hơn những bé khác.

20. Ký hiệu: Làm ơn/vui lòng/dạ

Ngôn ngữ ký hiệu của bé: 21 từ và ký hiệu nhận biết (phần 2)

Dùng tay xoa thành một vòng tròn trước ngực

Đây là ký hiệu dạy cho bé kỹ năng và cách cư xử khi giao tiếp.

21. Ký hiệu : Cảm ơn

Ngôn ngữ ký hiệu của bé: 21 từ và ký hiệu nhận biết (phần 2)

Đưa tay chạm vào môi và đưa tay ra phía trước như mi gió

Ngôn ngữ ký hiệu không những tạo điều kiện thuận lợi cho bạn và bé giao tiếp với nhau từ rất sớm mà còn giúp bé biết nói sớm hơn.

MarryBABY

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *