Nhập môn" giáo dục sớm dành cho mẹ

shape

31 Dec

Martin NguyenDec 31, 2019

Nhập môn" giáo dục sớm dành cho mẹ

Giáo dục sớm là gì?

Giáo dục sớm (Early Childhood Education – viết tắt là ECE) được triển khai dưới rất nhiều hình thức khác nhau: nhà trẻ, mầm non, nhóm trẻ, trường tiểu học… Những phương pháp giáo dục cho lứa tuổi này còn có thể được triển khai tại nhà. Trong giai đoạn khởi đầu (0 – 2 tuổi), giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình hình thành và phát triển của bộ não, bố mẹ chính là những người thầy đầu tiên khai phá thế giới trí tuệ của bé.

Theo các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này, việc thực hành phương pháp ECE sẽ giúp trẻ thông minh, khiến trẻ ham thích khám phá, có khả năng cảm thụ và tiếp nhận cuộc sống từ khi còn nhỏ, làm nền tảng vững chắc cho việc học tập về sau. Khi có được những kỹ năng này, trẻ luôn vui tươi, ham học hỏi và phát triển nổi trội cả về thể chất lẫn tinh thần so với bạn cùng lứa.

 

"Nhập môn" giáo dục sớm dành cho mẹ

Nhóm phát triển cơ quan vận động

Ngay từ khi mới sinh ra trẻ đã có xu hướng thích vận động. Có thể thấy rõ qua nỗ lực cầm nắm đồ chơi, trẻ cố gắng từ lật đến ngồi, từ bò đến đứng và đi, khi đi được rồi là bắt đầu…chạy. Đó là bản năng, chỉ cần cha mẹ đảm bảo an toàn còn ngoài ra không nên hạn chế trẻ chạy giỡn.

Đây cũng là giai đoạn tập trung phát triển các giác quan khác như khứu giác, thị giác, xúc giác….của trẻ.

Nhóm kỹ năng sống

"Nhập môn" giáo dục sớm dành cho mẹ

Ở cấp độ vỡ lòng đối với trẻ từ 0-6 tuổi, kỹ năng sống là tự chăm sóc mình. Ví dụ như 6 tháng học cầm bánh ăn, 12 tháng học cầm muỗng xúc gọn gàng, 18 tháng học xếp gọn đồ chơi, tự lấy đồ chơi, tự đi giày dép, 2 tuổi biết tự rửa mặt, thay đồ và đi vệ sinh…Phụ huynh có thể dạy cho con thông qua các câu chuyện kể và khuyến khích trẻ làm theo.

Nhóm đạo đức, tình cảm

Các kỹ năng trong nhóm này vô cùng quan trọng. Dạy trẻ chào, thể hiện tình cảm yêu thương, thích hay không thích, ưng ý hay không, biết cảm ơn, xin lỗi… là điều phải làm. Đặc biệt cha mẹ phải làm gương cho trẻ.

Dù tư duy của trẻ còn non nớt nhưng khả năng cảm nhận, ghi nhớ trong giai đoạn này có thể còn giỏi hơn người lớn nên cha mẹ không thể xem thường những tác động từ hành vi của mình lên trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy tính cách nóng nảy, hung hãn hình thành khá sớm ở một đứa trẻ nêu nó thường xuyên chứng kiến thái độ đó ở người xung quanh. Cũng tương tự với tính cách ôn hòa, cẩn trọng.

Không khó để tìm kiếm những tài liệu giúp thực hành giáo dục sớm, đặc biệt là khi bố mẹ chọn lựa phương pháp theo từng bậc thầy trong lĩnh vực này. Một số từ khóa quan trọng có thể kể đến là Glenn Doman, Marie Montessori, Jean Piaget, Rudolf Steiner (phương pháp tiếp cận Waldorf), Reggio Emilia, Magaret McMilan, David P.Weikart (phương pháp tiếp cận HighScope)… Mỗi hướng tiếp cận đều có ưu và khuyết điểm khác nhau, do đó, bố mẹ cần cân nhắc khi chọn lựa hướng tiếp cận thích hợp nhất với con của mình.

>> Chủ đề liên quan từ cộng đồng:

  • Giáo dục sớm cho bé
  • Giáo dục sớm cho trẻ Giai đoạn từ 0 – 3 tháng

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *