Nhiễm nấm âm đạo, bầu phải làm sao?

shape

30 Sep

Cha Mẹ TốtSep 30, 2019

Nhiễm nấm âm đạo, bầu phải làm sao?

Cơ thể mẹ bầu trong thai kỳ rất nhạy cảm, không ngoại trừ "cô bé". Tình trạng viêm âm đạo khi mang thai, cụ thể là nhiễm nấm, nếu không được điều trị kịp thời, rất dễ dẫn đến nguy cơ cao gây sảy thai và sinh non.

Nhiễm nấm âm đạo, bầu phải làm sao?

Bệnh viêm nhiễm âm đạo rất phổ biến ở phụ nữ mang thai

1/ Nguyên nhân bầu bị nhiễm nấm âm đạo?

Thực tế, môi trường xung quanh “cô bé” thông thường đã ẩn chứa hàng tá các loại vi khuẩn và nấm khác nhau, lợi có, hại cũng có. Khi mang thai, số lượng này tăng lên gấp nhiều lần do độ pH ở âm đạo ở mẹ bầu có sự thay đổi. Cụ thể, progesterone, hormone nội tiết tố tăng lên, tạo ra nhiều chất glycogen, điều kiện thuận lợi cho nấm âm đạo sinh sôi nảy nở.

Hơn nữa, dịch âm đạo tiết nhiều trong thai kỳ cũng chính là môi trường hoàn hảo cho các loại nấm âm đạo trú ẩn và xuất hiện khi gặp thuận lợi.

Nhiễm nấm âm đạo, bầu phải làm sao?

Giải cứu "cô bé" khỏi viêm nhiễm khi mang thai
Với sự tăng đột biến hormone trong thai kỳ, “cô bé” của mẹ nhạy cảm hơn với một loạt các bệnh nhiễm trùng và gây ngứa. MarryBaby mách mẹ một vài thủ phạm đáng ghét và cách đơn giản để đuổi chúng đi nhé!

2/ Dấu hiệu của bệnh

-Khí hư ra nhiều, cụ thể là dịch màu trắng, không mùi, gây ngứa vùng kín và vùng da xung quanh, bị rát khi đi tiểu. Với những bệnh viêm nhiễm âm đạo khi mang thai khác, khí hư có thể đặc hoặc loãng với màu sắc khác nhau.

-Bị ngứa vùng kín.

-Bị rát, buốt, đau khi đi tiểu. Mô âm đạo bị sưng khi “cô bé” bị tổn thương, do đó bà bầu sẽ có cảm giác đau buốt hoặc xót khi đi tiểu.

2/ Bệnh có ảnh hưởng như thế nào?

-Trong quá trình chuyển dạ, trẻ sơ sinh ra đời rất dễ bị dính nấm vào niêm mạc miệng, gây đẹn hoặc viêm da.

-Viêm âm đạo khi mang thai tăng nguy cơ sinh non, do đó, trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, đề kháng yếu, có thể bị viêm phổi do sự ảnh hưởng tiêu cực của nấm.

-Nghiêm trọng hơn, khi nuốt phải nấm trên đường ra đời, bé còn có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột.

3/ Cách điều trị cụ thể

Để điều trị các bệnh về viêm âm đạo khi mang thai, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định đặt thuốc, đã được kết luận không gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Trong quá trình đặt thuốc, mẹ bầu nên cẩn thận, bởi tác động mạnh có thể gây chảy máu.

Về chế độ ăn uống, thêm tỏi vào thực đơn hằng ngày. Tính kháng khuẩn của nguyên liệu này có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm. Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic cũng thuyên giảm bớt bệnh viêm nhiễm trong cơ thể.

4/ Ngăn ngừa viêm âm đạo khi mang thai

-Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, tạo nhiều glycogen, điều kiện thuận lợi cho nấm âm đạo sinh sôi.

-Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ, khô thoáng, tránh để ẩm.

-Mặc đồ lót mềm, thoáng.

-Tránh mặc quần bó sát.

-Không dùng dung dịch vệ sinh hoặc xà phòng có chất tẩy rửa mạnh khi vệ sinh vùng kín.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *