Nhịp tim thai và những sự thật thú vị

shape

30 Sep

Julia PhạmSep 30, 2019

Nhịp tim thai và những sự thật thú vị

Tim thai được hình thành từ rất sớm và thực hiện các nhiệm vụ nặng nề không kém tim của người lớn. Trong suốt thai kỳ, nhịp tim thai còn là một trong những dấu hiệu cho biết mầm sống lớn lên từng ngày trong cơ thể mẹ có khỏe mạnh và phát triển bình thường hay không

Tim thai có từ tuần thứ mấy và phát triển như thế nào?

Tim thai đã bắt đầu hình thành từ ngày thứ 16 của thai kỳ. Lúc này, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó đã bắt đầu đập do hoạt động co bóp như một quả tim thực thụ. Vào tuần thứ 4, tim thai cũng hoàn thiện hơn.

Đến cuối tuần thai thứ 5, phôi thai hình thành nhiều tế bào hơn và bắt đầu có hình hài, thì một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ phát triển thành tim thai. Đây là cột mốc rất quan trọng bởi một khi thai nhi có tim thai chứng tỏ đã có sự trỗi dậy của một mầm sống!

Nhịp tim thai và những sự thật thú vị

Tuần này, bé cưng có gì mới?
Ở tuần thứ 3, bé yêu của bạn chỉ là một túi phôi nhỏ mang đầy đủ đặc điểm di truyền DNA của cả bố lẫn mẹ. Tuy nhiên, chỉ 2 tuần sau đó, mặc dù chỉ mới bằng một hạt mè nhưng tim bé đã bắt đầu đập những nhịp đầu tiên rồi đấy!

Đến tuần thứ 7, tim thai lớn dần lên và bắt đầu phân chia thành buồng trái và buồng phải.

Tim thai bắt đầu đập nhẹ ở tuần thai thứ 11 và và đến khoảng tuần 12 thì gần như đã hoàn thiện.

Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn. Đến tuần thứ 16 đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24 lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.

Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 – 160 lần /phút.

Nhịp tim thai nghe được ở tuần thứ mấy?

Ngay từ tuần thứ 6 – 7 thai kỳ, bác sĩ đã có thể giúp bà bầu nghe được tim thai của con mình. Tuy nhiên, ở một số thai nhi, đến khoảng tuần 8 – 10 của thai kỳ, bạn mới có thể nghe được tim thai.

Đến tuần thai thứ 20 thì nhịp đập của tim thai càng mạnh hơn và bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Nhịp đập bạn nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.

Nhịp tim thai và những sự thật thú vị

Ở tuần thứ 20, bố có thể nghe được tim thai của bé bằng cách áp sát tai vào bùng của mẹ đấy!

Những điều thú vị khác về tim thai

  • Trong lần khám thai tuần 10- 12, mẹ có thể nghe được nhịp tim của bé bằng ống nghe Doppler – một thiết bị siêu âm mà bác sĩ cầm đặt trên bụng của bạn. Nhiều phụ nữ mang thai nói rằng các nhịp đập trái tim nhỏ bé của con nghe như tiếng sấm của ngựa phi nước đại. Và đây là thời điểm rất xúc động, vì lần đầu tiên qua ống nghe bạn nghe được nhịp tim của con yêu đang đập đều đều.
  • Nhiều người tin rằng, tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam, theo đó trẻ trai có tim thai dưới 140 nhịp/ phút, còn trẻ gái là từ 140 nhịp/ phút trở lên. Phương pháp này có vẻ dễ nhận biết nên các mẹ bầu cũng thường tin vào lý thuyết dựa vào tim thai để đoán giới tính thai nhi. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận chính xác cho lý thuyết này.
  • Nhịp tim thai bình thường dao động từ 120 – 160 lần/phút, khi “bé” cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút. Tuy nhiên, nếu vượt quá con số này, mẹ cần phải được thăm khám, theo dõi. Bởi có thể là do mẹ mắc bệnh (bị rối loạn nhịp tim, sốt cao…) hoặc do thai nhi có bệnh lý về tim mạch.

Lưu ý quan trọng là nhịp tim thai chậm gây nguy hiểm cho thai nhi hơn là nhịp thai nhanh, bởi có thể đó là biểu hiện suy thai. Thế nên, khi nhịp tim đập quá chậm chỉ 80 lần/phút, mẹ cần phải biết đó là sự nguy hiểm để được đi cấp cứu ngay.

Nhịp tim thai và những sự thật thú vị

7 dấu hiệu nguy hiểm trong 3 tháng đầu mang thai
3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận, trong cả ăn uống lẫn sinh hoạt, bởi nguy cơ sảy thai ở giai đoạn này cao hơn hẳn so với thời điểm về sau. Bất cứ khi nào gặp những bất thường, đặc biệt là 7 dấu hiệu nguy hiểm sau ở tam cá nguyệt đầu tiên, bạn nên đi thăm khám ngay lập tức.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *