Nhóm máu mẹ bầu liệu ẩn chứa rủi ro?
Rất nhiều người Việt Nam không biết, cũng như không có ý định tìm hiểu về nhóm máu của mình. Tuy nhiên, nếu biết nhóm máu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi, liệu bạn còn dửng dưng như vậy?
Ngoài 4 nhóm máu chính A, B, AB, O, người ta còn dựa vào kháng nguyên trên các tế nào máu để phân chia thành nhiều loại máu khác nhau. Kháng nguyên là những protein có trên bề mặt bế bào máu và có thể gây ra phản ứng từ hệ miễn dịch. Yếu tố Rh là một loại protein trên bề mặt tế bào hồng cầu. Đa số chúng ta sẽ có Rh dương tính (Rh+). Số còn lại sẽ có Rh âm tính (Rh-).
Nếu máu thiếu kháng nguyên Rh, bạn sẽ thuộc nhóm Rh- và ngược lại. Khi máu của mẹ là Rh- và cha là Rh+, bé sinh ra thường sẽ có Rh+ giống cha.
Trước khi có ý định làm mẹ, bạn nên làm xét nghiệm để kiểm tra nhóm máu của mình
1/ Nhóm máu Rh- có gặp nguy hiểm khi mang thai?
Nếu là Rh-, cơ thể mẹ sẽ có thể tạo ra kháng thể chống lại Rh+ của con. Lúc này, cơ thể người mẹ trở nên nhạy cảm và “đề cao cảnh giác” hơn. Chỉ cần một lượng máu nhỏ của con lẫn vào máu của mẹ, cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể chống lại các kháng nguyên Rh trong máu của con bằng cách thông qua nhau thai để tấn công máu của con.
Cuộc tấn công này sẽ phá hủy hồng cầu của thai nhi và làm cho thai nhi ở trong tình trạng thiếu máu. Tình trạng này khoa học gọi là bệnh tan máu hay thiếu máu tán huyết. Tình trạng này khá nghiêm trọng vì nó sẽ làm cho thai nhi dễ bị mắc một số bệnh nguy hiểm như tổn thương não hay tệ hơn là làm cho thai nhi tử vong ngay khi còn trong bụng mẹ hay vừa chào đời. Hoạt động phản vệ của cơ thể người mẹ sẽ xảy ra bất cứ lúc nào khi máu của bé lẫn vào máu của mẹ.
Tình trạng lẫn máu này sẽ xảy ra khi người mẹ có Rh- đã từng:
– Sảy thai
– Nạo phá thai hay hút điều hòa kinh nguyệt
– Thai ngoài tử cung
– Sinh thiết gai nhau
– Truyền máu
Thiếu máu tán huyết khi mang thai
Có một số bệnh di truyền mà phụ nữ mang thai cần lưu ý vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi khi sinh ra. Một trong số đó là bệnh thiếu máu tán huyết hay còn gọi là tan huyết. Bệnh nếu ở thể nặng có thể phát hiện từ rất sớm còn nếu ở dạng nhẹ thì người bệnh vẫn có cuộc sống bình thường, chỉ khi nào...
2/ Làm sao để ngăn chặn tình trạng này?
– Cần làm xét nghiệm máu để xác định nhóm máu và nhóm Rh
– Làm xét nghiệm kháng thể để xem liệu Rh- của mẹ có kháng lại Rh+ trong máu hay không
– Tiêm Globulin miễn dịch Rh (Rhlg) nhằm ngăn chặn sự nhạy cảm của cơ thể mẹ có Rh-
Khi thai phụ thuộc nhóm Rh-, bác sĩ sẽ cho chích Rhlg vào tuần thứ 28 của thai kỳ để ngăn cản sự nhạy cảm của cơ thể mẹ trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ. Khi bé được sinh ra có Rh+, người mẹ sẽ được chích một liều Rhgl khác để ngăn chặn cơ thể người mẹ khỏi quá trình tạo ra kháng thể chống lại các tế bào Rh+ của thai nhi xuất hiện trước và trong quá trình sinh. Rhlg sẽ chỉ có tác dụng với mỗi lần mang thai. Do đó, những lần mang thai và sinh con có Rh+ sau đó, người mẹ cần lặp lại các liều chích Rhlg.
– Phụ nữ có Rh- sau khi bị sảy thai, thai ngoài tử cung hoặc phá thai sẽ cần chích Rhlg để ngăn chặn nguy cơ phát triển các kháng thể chống lại Rh+ cho những lần mang thai mà con có Rh+ trong tương lai
Dị tật thai nhi: 6 nguyên nhân do mẹ
Ngoài lỗi nhiễm sắc thể, dị tật thai nhi còn có nguy cơ tăng cao nếu mẹ bầu mắc phải 1 trong 6 lỗi lầm sau. Tham khảo để tránh xa mẹ bầu nhé!
3/ Trường hợp cần can thiệp Rhlg sớm?
Nếu kết quả chọc ối cho thấy các tế bào hồng cầu Rh+ của thai nhi có nguy cơ lẫn vào máu Rh- của mẹ và làm cho cơ thể mẹ tạo ra các kháng thể, việc can thiệp bằng Rhlg ngay lúc này là điều cần thiết.
Một khi kháng thể của phụ nữ đã phát triển thì giải pháp Rhlg sẽ không còn tác dụng nữa. Một thai phụ có Rh nhạy cảm sẽ được theo dõi và kiểm tra trong suốt thai kỳ để xem tình hình phát triển của thai nhi như thế nào trong điều kiện đó. Các bé được sinh đủ ngày, sau khi sinh sẽ được theo dõi, chăm sóc bằng cách truyền máu để giúp thay thế các tế bào máu bị nhiễm bệnh bằng những tế bào máu khỏe mạnh mới. Với một số trường hợp nguy cấp hơn, thai nhi sẽ cần chào đời sớm hoặc thực hiện truyền máu ngay khi còn trong bụng mẹ.
4/ Những thông tin khác về Rh-
– Ở Việt Nam có hơn 99% thuộc Rh+, chỉ có khoảng 0,04% thuộc Rh-
– Yếu tố Rh không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung của con người
– Vấn đề có thể xảy ra và cần chú trọng trong suốt thai kì là khi máu của thai nhi có yếu tố Rh nhưng mẹ thì không. Và điều đáng mừng là vấn đề này có thể giải quyết bằng cách sử dụng liều miễn dịch Globulin (Rhlg) kịp thời.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.