Những bệnh của mẹ đe dọa thai nhi
Trong thời gian mang thai, cần tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch bằng cách bổ sung vitamin qua trái cây, rau quả chứa vitamin C, tránh chỗ đông người, không tiếp xúc với người bệnh, khi ra ngoài đường cần mang khẩu trang cẩn thận
Bệnh cảm cúm
Hệ miễn dịch của cơ thể trong lúc mang thai thường bị giảm sút nên trong khoảng thời gian này sức đề kháng của phụ nữ suy giảm, rất dễ mắc các bệnh lây truyền qua không khí, qua đường hô hấp mà bệnh cúm là một trong những bệnh điển hình. Khi nhiễm virus cúm, ngoài các triệu chứng điển hình thường gặp như sốt, nhức đầu, sổ mũi thường gặp thì riêng đối với phụ nữ mang thai, virus cúm gây rối loạn quá trình trao đổi chất sinh ra độc tố, những độc tố này hoàn toàn có thể xâm nhập qua nhau thai gây các bệnh cho thai nhi như bệnh tim hay gây hiện tượng xảy thai, sinh non….
Những ảnh hưởng của virus cúm đối với thai nhi sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn mang thai. Do đó trong thời gian này, phụ nữ mang thai cần tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch bằng cách bổ sung vitamin qua trái cây, rau quả chứa vitamin C, ngoài ra cũng nên tránh chỗ đông người, không tiếp xúc với người bệnh, khi ra ngoài đường cần mang khẩu trang cẩn thận. Trong trường hợp bị nhiễm bệnh thì cần đi bệnh viện khám ngay.
Bạn nên để ý kĩ hơn những dấu hiệu bất thường khi mang thai.
Bệnh mụn rộp do virus Herpes simplex
Đây là bệnh do virus xâm nhập vào cơ thể qua các lỗ hổng trên da gây triệu chứng ngứa, sau đó chúng gây ra các vết phỏng loét hoặc mụn rộp thường xuất hiện ở vùng mặt và miệng. Trong 3 tháng đầu mang thai người mẹ bị mắc bệnh này thì rất dễ bị sảy thai, trong trường hợp mẹ nhiễm bệnh nặng thì thai nhi có thể bị tổn thương các bộ phận của cơ thể như mắt, gan, lách, trẻ rất dễ bị co giật sau này. Các bà mẹ cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không nên đến các khu vực đông người để hạn chế bị lây bệnh. Ngay khi xuất hiện các dấu hiện của bệnh như kể trên nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng.
Bệnh thuỷ đậu
Đối với phụ nữ chưa từng mắc thuỷ đậu trước đây thì đây là căn bệnh cần lưu ý vì có thể chúng sẽ xuất hiện trong thời kỳ mang thai. Căn bệnh dễ mắc phải qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp do nhiễm varicella zoster virus (VZV) có thể gây một số ảnh hưởng cho thai nhi tuỳ thuộc vào tuổi thai. Bệnh thuỷ đậu có thể gây Hội chứng thuỷ đậu bẩm sinh, gây bệnh lý võng mạc, chi ngắn, đục thuỷ tinh thể, nhẹ cân…
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, cách tốt nhất là phụ nữ trước khi mang thai nếu chưa từng mắc bệnh thì cần đi chủng ngừa và làm theo hướng dẫn của bác sĩ về thời gian cò thể có thai sau khi tiêm phòng. Riêng đối với phụ nữ mang thai đang mắc bệnh thì cần giữ không thể bóng nước vỡ để tránh nguy cơ bội nhiễm, giữ vệ sinh thân thể và đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra đối với thai nhi.
Bệnh thiếu máu
Đây là căn bệnh rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Dấu hiện thường gặp khi bị thiếu máu là biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, thiếu tập trung. Tuy nhiên nếu trong quá trình mang thai, ảnh hưởng của bệnh thiếu máu sẽ lớn hơn gây cho thai phụ dễ bị băng huyết, nhiễm trùng sau sinh còn với thai nhi thì thiếu máu có thể gây thai chậm phát triển, rối loạn chuyển hoá chất… Nếu được phát hiện kịp thời tình trạng thiếu máu và thiếu máu còn ở tình trạng nhẹ, thai phụ chỉ cần bổ sung kịp thời các chất như sắt, acaid folic, đạm… thì có thể tránh các nguy cơ trên. Thai phụ cần đi khám sức khoẻ theo lịch và bổ sung các viên sắt, vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng tránh nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ.
Viêm gan siêu vi B
Đây là một trong những bệnh lây truyền từ mẹ sang con khá nguy hiểm vì nếu bị nhiễm bệnh từ mẹ, em bé sinh ra có nguy cơ 70 – 90% chuyển sang mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Do đó, cách bảo vệ tốt nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sớm đi tiêm vaccine phòng viêm gan B để bảo vệ cho sức khoẻ bà mẹ cũng như có một thai kỳ khoẻ mạnh. Tuy nhiên, nếu không may bị nhiễm viêm gan siêu vi B thì khi có thai, tuỳ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể để bảo vệ em bé trong suốt quá trình thai kỳ và các biện pháp tiêm phòng ngay khi em bé mới được sinh ra.
Bệnh Viêm cầu thận
Bệnh gây tổn thương đến tiểu cầu thận, diễn tiến chậm và người bệnh bị viêm cầu thận thường có biểu hiện là chân bị phù, giảm chức năng thận, huyết áp tăng cao, tiểu ra máu…. Các xét nghiệm có chỉ số như albumin niệu, creatinin và ure trong máu đều cao. Khi mang thai nếu thai phụ bị viêm cầu thận ở thể nặng có thể làm cho nhau thai và cuống nhau bị teo nhỏ, sẽ gây thai suy dinh dưỡng, sẩy thai, thai chết lưu. Tuy nhiên nếu bị viêm cầu nhẹ, thai phụ vẫn có thể mang thai bình thường nhưng cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để tránh bệnh tiến triển nặng gây những biến chứng không tốt đến sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi.
Hen suyễn
Nếu thai phụ bị hen nhưng ở mức nhẹ thì thai nhi vẫn phát triển bình thường, tuy nhiên nếu bị hen nặng thì lúc lên cơn hen, người bệnh thở rất khó khăn nên có thể gây nguy cơ thiếu oxi cho thai nhi trong bụng. Nếu thai nhi không đủ oxi thì thai sẽ kém phát triển, có nguy cơ sinh non, nguy cơ tiền sản giật và biến chứng chu sinh, thậm chí có thể gây tử vong cho thai nhi và cả mẹ. Do đó yếu tố quan trọng đối với phụ nữ bị hen suyễn đặc biệt là trong giai đoạn mang thai là cần phải kiểm soát chức năng hô hấp, kiểm soát mức độ hen, điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tránh các tác nhân kích thích cơn hen. Cố gắng kiểm soát và giữ cho chức năng phổi, hô hấp diễn ra bình thường, hạn chế tối đa các cơn hen.
Rulella
Đối với phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu nếu nhiễm loại virus này thì hết sức nguy hiểm vì chúng có thể gây ra các di chứng nặng nề cho em bé. Nguyên nhân là do virus có có khả năng xâm nhập xuyên qua bánh nhau làm ảnh hưởng đến thai nhi gây các bệnh về thần kinh, chậm phát triển, đầu nhỏ, viêm phổi, tổn thương mắt, điếc, gây bệnh tim mạch như còn lỗ thông liên nhất, còn ống động mạch, nguy cơ tiểu đường…
Các phòng tránh bệnh tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh. Riêng đối với phụ nữ đang mang thai mà mắc bệnh, nên đi bệnh viện kiểm tra để theo từng trường hợp, tuỳ theo từng tuần thai, bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể.
Chư Kha
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.