Những câu hỏi không bao giờ cũ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

shape

12 Apr

Julia PhạmApr 12, 2020

Những câu hỏi không bao giờ cũ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Nói đến việc chăm sóc trẻ sơ sinh, hoàn hảo là cụm từ mẹ nào cũng muốn có trong từ điển của tích lũy của bản thân nhưng thật khó để thực hiện được. Rất nhiều vấn đề phát sinh bất ngờ và mẹ phải học cách “lớn lên” cùng bé.

Bé 2 tháng tuổi thường xuyên vặn mình có bị thiếu canxi?

Những tháng đầu sau khi sinh triệu chứng chuyện bé ngủ có dấu hiệu vặn mình nhiều và đỏ mặt là sinh lý bình thường. Mẹ sẽ thấy vặn mình trong vài phuát và tự bình thường trở lại. Nếu bé vẫn bú mẹ bình thường, không khóc khó chịu, không ói là lên cân đều đều thì không có gì đáng lo.

Những câu hỏi không bao giờ cũ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình hoặc ra mồ hôi trộm nhiều là hiện tượng sinh lý bình thường

Nếu các triệu chứng trên được xác định là do thiếu canxi máu hấy hết thường gặp ở trẻ sinh non, hấp thu dinh dưỡng kém. Bé thường có dấu hiệu kích thích với tiếng ồn lớn, rất có thể bé thở khò khè hoặc nôn ói. Chắc chắn sẽ kèm theo suy dinh dưỡng, chậm lên cân.

Trường hợp nguyên nhân được xác định là do trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản, bé sẽ có biểu hiện nôn ói liên tục, quấy khóc ban đêm, có thể thở khò khè hoặc viêm phổi lặp lại nhiều lần.

Tóm lại, nếu bé vẫn khỏe, cân nặng chiều cao phát triển tốt thì triệu chứng vặn mình ở trẻ sơ sinh kèm theo đỏ mặt là bình thường và tự hết khi được 3 tháng tuổi.

Bé 3 tháng tuổi, rụng tóc vành khăn do thiếu canxi?

Vẫn có rất nhiều bà mẹ tin rằng hiện trượng trẻ bị rụng tóc vành khăn là do “chiếu liếm” chứ không phải dấu hiệu bé bị thiếu canxi. Rõ ràng đó là niềm tin sai lệch theo dân gian. Chưa có nghiên cứu khoa học nào đưa ra khuyến cáo cụ thể về tình trạng này. Các bác sĩ đều đưa ra cảnh báo “rụng tóc hình vành khăn” là dấu hiệu giúp nhận biết bệnh còi xương ở trẻ.

Trường hợp bé bị thiếu vitamin D chân tóc cũng sẽ bị yếu và dễ rụng hơn. Mẹ đặt bé nằm nhiều, phần đầu cọ xát xuống chiếu nhiều sẽ bị rụng thành vành nên gọi là rụng tóc vành khăn. Viện dinh dưỡng Quốc cũng chia sẻ khoảng 10 trẻ đến khám thì có 3-4 trẻ bị rụng tóc vành khăn.

“3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi” nhưng với trẻ bị bệnh còi xương và có biểu hiện rụng tóc vành khăn thường chậm lẫy, chậm bò, ngồi, đi và chậm mọc răng.

Sau sinh bé ra mồ hôi trộm nhiều, làm thế nào để tiết giảm?

Hầu hết trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm khi đang ngủ, nhất là buổi đêm. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường khi hệ thần kinh của bé còn đang trong quá trình hoàn hiện. Mồ hôi trộm thường xuất hiện ở lưng, nách, gáy, bàn tay, bàn chân. Vì tất cả những nơi đó có nhiều tuyến mồ hôi nằm dưới da.

Do sự trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn người lớn nên trẻ nhỏ cũng thường đổ nhiều mồ hôi hơn. Nếu bị kích thích vì nguyên nhân nào đó, trẻ sẽ tự điều hòa thân nhiệt bằng cách ra nhiều mồ hôi. Ngoài ra, trẻ cũng dễ đổ mồ hôi nếu môi trường xung quanh tăng nhiệt độ.

Vào mùa Hè, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý để  kiểm soát nhiệt độ trong phòng một cách hợp lý. Đối với trẻ nhỏ, 26 – 28 độ C là nhiệt độ lý tưởng nhất để hạn chế trẻ ra mồ hôi.

Nếu phát hiện trẻ ra mồ hôi trộm, mẹ cần lau khô ngay. Nếu để mồ hôi thẩm thấu nhiều vào quần áo, trẻ rất dễ bị cảm lạnh. Đồng thời cũng cần lưu ý:

  • Không đắp quá nhiều chăn khiến trẻ nóng bức
  • Mắc quần áo vải mềm, thấm hút tốt
  • Thường xuyên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng để tăng cường vitamin D

Da bé khô ráp và có nhiều vẩy ở lưng bụng và chân, dùng mật ong liệu có an toàn?

Da của em bé mới sinh chưa có lớp bã nhờn, đây là điểm khác biệt rất quan trọng so với da của người lớn. Chính vì đặc điểm này mà khi gặp không khí lạnh bé bị khô da  hơn người lớn.

Sử dụng mật ong để bôi ngoài da cho bé sơ sinh là an toàn. Bởi trong thành phần của mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên, chống chọi hiệu quả với tia UV có trong ánh nắng mặt trời rất có hại cho da.

Mẹ có thể kết hợp 2-3 thìa cà phê mật ong và 2 thìa nước hoa hồng, ½ cốc bột yến mạch chưa nấu chín và trộn đều. Sau đó cho hỗn hợp này bôi nhẹ nhàng lên phần da bị khô. Đợi 10 phút rồi nhẹ nhàng chà chân tay của bạn rồi rửa lại bằng nước ấm.

Một cách khác là lấy một ít mật ong trộn với sữa, bôi lên má bé, để yên trong vòng 15-20 phút rồi sửa sạch lại với nước. Tốt nhất mẹ nên thực hiện hằng ngày để đảm bảo con yêu có làn da êm dịu mịn màng nhất.

Những câu hỏi không bao giờ cũ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Các bệnh về da ở trẻ sơ sinh mẹ nên đề phòng
Trẻ sơ sinh có nguy cơ gặp các vấn đề về da ngay sau khi rời khỏi bụng mẹ. Điều đáng mừng là rất nhiều trong số bệnh này chỉ kéo dài một thời gian ngắn và sẽ biến mất ngay sau đó.

Để biết thêm nhiều thông tin thú vị mẹ có thể đón xem Livestream mỗi thứ 6 hàng tuần trên fanpage MarryBaby vào lúc 11h00. Buổi Livestream tuần này ngày 6-7-2018: Giao lưu cùng Bác Sĩ Trần Thị Hoàng Oanh – Phòng khám Careplus Tân Bình với chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh và chuyện ở cữ của mẹ.

MINI GAME – QUÀ TẶNG HẤP DẪN DO PHÒNG KHÁM CAREPLUS TÀI TRỢ
  • Bước 1: Like fanpage, share livestream về tường để chế độ public hashtag #marrybabylivestream #giaoluucungbacsicareplus
  • Bước 2: Đặt câu hỏi giao lưu cùng bác sĩ phòng khám Care Plus dưới bình luận kèm tuổi của bé sau khi livestream kết thúc

Câu hỏi hay và may mắn nhất sẽ được bác sĩ chọn để tặng quà gồm:

  • 3 vouchers khám tổng quát trọn gói cho trẻ dưới 5 tuổi trị giá 800.000 VNĐ
  • 2 vouchers khám tổng quát trọn gói cho trẻ trên 5 tuổi trị giá 550.000 VNĐ

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *