Những lưu ý cho bà bầu "ghiền" cà phê

shape

01 Jan

Martin NguyenJan 01, 2020

Những lưu ý cho bà bầu "ghiền" cà phê

Vì sao các bà bầu nên “né” cà phê?

Sau hàng thập kỷ tranh cãi, người ta vẫn chưa thống nhất được giới hạn chính xác lượng caffeine mà một mẹ bầu có thể sử dụng trong ngày. Tuy nhiên, những nghiên cứu từ trước đến nay đều không tán đồng việc uống cà phê trong thời kỳ mang thai.

Những lưu ý cho bà bầu "ghiền" cà phê

Vì rất nhiều tác động tiêu cực đã được ghi nhận, mẹ bầu nên cẩn thận hơn khi uống cà phê

Các nghiên cứu mới đây về tác động của caffeine đến sự phát triển của bào thai cho thấy, chất này có thể làm tăng nhịp tim của thai nhi. Và vì gan của thai nhi chưa hoàn thiện, caffeine sẽ tồn tại trong thai lâu hơn ở người lớn. Một điều nữa là caffeine có thể gây ra tác động chuyển hóa giống với adrenaline, hormone xuất hiện khi cơ thể bị stress, khiến cho lượng máu đến với thai nhi giảm đi. Một số bằng chứng cho thấy sự gia tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi khi người mẹ sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa caffeine.

Những lưu ý cho bà bầu "ghiền" cà phê

Có nên uống cà phê khi mang thai?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ chỉ nên dùng khoảng 200 milligram (mg) caffeine mỗi ngày, tương đương 12 tách cà phê (340 gram). (Xem thêm bảng bên dưới về lượng caffeine trong một số loại thực phẩm và đồ uống thông thường).

Kết quả của một nghiên cứu đăng trên American Journal of Obstetrics and Gynaecology phát hiện các em bé có mẹ uống cà phê khi mang thai thì nguy cơ bị bệnh bạch cầu tăng 20%. Nếu bà bầu uống nhiều hơn 2 cốc mỗi ngày thì nguy cơ này tăng lên tới 60%. Những phụ nữ uống 4 cốc cà phê mỗi ngày hoặc hơn thì nguy cơ mắc bệnh của con tăng 72%.

Liều lượng là điều cần được chú trọng nhất

Vấn đề không nằm ở việc uống hay không uống cà phê, mà ở số lượng người mẹ tiêu thụ. Chẳng hạn, nếu uống trà ở mức độ vừa phải thì không ảnh hưởng gì tới sức khỏe mẹ và sức khoẻ của thai nhi. Theo phân tích, lượng caffein của 3 – 4 tách trà mỗi ngày không ảnh hưởng gì đến trọng lượng, chiều cao, vòng đầu, não bộ, thần kinh của trẻ sơ sinh được sinh ra sau đó.

Denis Henshaw, giáo sư danh dự về ảnh hưởng của bức xạ tới con người tại Đại học Bristol chia sẻ quan điểm: “Tôi không nghĩ các thai phụ nên từ bỏ cà phê, nhất là với những người nghiện cà phê, việc này có thể khiến họ khó chịu hoặc trầm cảm. Nhưng vì đã có cảnh báo, nên họ nên hạn chế lượng uống vào”.

Những lưu ý cho bà bầu "ghiền" cà phê

Uống cà phê khi mang thai, mẹ bầu nên cẩn thận!
Ngay khi mang thai, nhiều mẹ bầu quyết định kiêng cà phê vì muốn đảm bảo sức khỏe cho bé cưng trong bụng. Nếu là một "con nghiện" cà phê, hẳn bạn sẽ thấy khó chịu lắm đúng không? Nhưng còn cách nào khác không nhỉ?

Phân tích về tình trạng hấp thu và phân hủy cà phê của người mang thai cho thấy: Vào giữa thai kỳ, thời gian bán phân hủy của cà phê sẽ là 7 giờ. Cuối thai kỳ, lượng caffein bị lưu giữ lâu hơn trong cơ thể thai phụ là 10 giờ. Trong đó, phụ nữ không mang thai 1/2 số lượng cafein sẽ được phân huỷ hết sau từ 2 giờ rưỡi đến 4 giờ 30 phút. Dựa trên phân tích đó có thể thấy, nếu uống 1 – 2 cốc trà hay một cốc cà phê mỗi ngày hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi vì cơ thể người mẹ sẽ phân hủy và đào thải ra ngoài hết.

Ngược lại, nếu uống nhiều (quá 4 – 5 cốc) và uống trà hay cà phê đặc có thể gây say, mất ngủ, kích thích hưng phấn quá mức về cảm xúc, tim đập nhanh. Nhất là các chất có thể ngăn cản sự hấp thu các chất như canxi, sắt…

Bởi vậy, đến nay cơ quan sức khỏe quốc gia Anh (NSH) vẫn khuyên thai phụ chỉ nên uống tới 200 mg caffein mỗi ngày, tương đương 1,5 cốc cà phê pha phin hoặc 2 cốc cà phê hòa tan.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *