Những lưu ý khi mang thai tháng đầu quan trọng
Những lưu ý khi mang thai tháng đầu, từ chế độ dinh dưỡng, luyện tập đến điều cần tránh, tất cả thông tin quan trọng sẽ được MarryBaby tổng hợp trong bài viết sau đây. “Note” ngay vào sổ tay của mình, bầu nhé!
Những mẹ mang thai tháng đầu cần lưu ý gì? Tham khảo nhé!
1. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ mang thai tháng đầu
Không chỉ giai đoạn đầu thai kỳ mà trong suốt 9 tháng mang thai, bà bầu nên duy trì một thực đơn đa dạng và đầy đủ các nhóm chất. Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ, đồng thời tăng cường trái cây và rau xanh. Đặc biệt, đừng quên tầm quan trọng của a-xít folic, nhất là trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Theo các chuyên gia, trong vòng 28 ngày đầu tiên của thai kỳ sẽ diễn ra quá trình phát triển ống thần kinh thành não và tủy sống. Nếu bổ sung đầy đủ a-xít folic trong giai đoạn này, nguy cơ dị tật ống thần kinh, dẫn đến sự phát triển bất thường của não và tủy sống có thể giảm đến 70%.
Thông thường, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung khoảng 600mcg a-xít folic mỗi ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp có nguy cơ dị tật cao có thể sẽ cần bổ sung a-xít folic nhiều hơn. Bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc bổ sung, bởi dư thừa dưỡng chất cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Ngoài a-xít folic hay còn gọi vitamin B9, các vitamin nhóm B khác cũng rất quan trọng trong giai đoạn này: Vitamin B12 có tác dụng ngăn ngừa dị tật thai nhi, vitamin B6 “trị” chứng ốm nghén hiệu quả. Mẹ bầu cũng đừng quên nhóm họ hàng vitamin B này nhé!
Mang thai tháng đầu nên ăn gì?
Mẹ có biết mang thai tháng đầu nên ăn gì, không nên ăn gì để giúp thai nhi có một nền móng phát triển khoẻ mạnh ngay từ đầu chưa? Tham khảo ngay bài viết dưới đây, mẹ nhé!
2. Luyện tập khi mang thai tháng đầu
Bà bầu tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ mà còn rất lợi cho sự phát triển của em bé trong bụng. Tuy nhiên, giai đoạn mang thai tháng đầu khá “nhạy cảm”, thai nhi còn quá nhỏ và mẹ bầu còn chưa quen với sự thay đổi của cơ thể, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn tham gia hình thức vận động nào. Một số trường hợp mẹ bầu có vấn đề sức khỏe, hoặc có tiền sử sinh non, sảy thai…, bác sĩ có thể “rút giấy phép” vận động trong tháng đầu, thậm chí trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ.
Những mẹ bầu có sức khỏe ổn định, thai nhi phát triển bình thường có thể tập luyện nhẹ nhàng trong giai đoạn đầu. Bơi lội, đi bộ và yoga là những lựa chọn hoàn hảo cho mẹ.
Tập thể dục khi mang thai: Khi nào nên nói không?
Tập thể dục khi mang thai từ lâu đã được khuyến cáo là rất tốt cho mẹ bầu trong việc giữ cơ thể trước nguy cơ thừa cân, tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, còn giúp bà bầu “vượt cạn” dễ dàng hơn, đồng thời nhanh chóng hỗ trợ cơ thể hồi phục sau sinh. Tuy nhiên, với một vài trường hợp đặc biệt, hạn chế...
3. Cảnh giác với triệu chứng ra máu âm đạo
Chảy máu âm đạo trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể là báo động vấn đề sức khỏe quan trọng. Mẹ bầu không cần quá lo, nhưng phải lưu ý những dấu hiệu đặc biệt để có phương hướng xử lý kịp thời khi gặp vấn đề nghiêm trọng.
Những trường hợp chảy máu âm đạo đi kèm đau bụng dưới, co thắt, mệt mỏi, đau lưng, chuột rút…, bà bầu nên đến bệnh viện ngay.
4. Những điều cần tránh khi mang thai tháng đầu
Ngoài những lưu ý khi mang thai tháng đầu ở trên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, bà bầu cũng nên lưu ý thêm:
- Bà bầu ăn dứa có thể gây sảy thai, nếu mẹ bầu có cơ địa mẫn cảm hoặc dị ứng với dứa. Vì vậy, bạn nên cẩn thận với món ngon bổ dưỡng này. Một số loại trái cây hoặc rau xanh khác như rau sam, ngải cứu, chùm ngây… nếu ăn quá nhiều cũng có thể dễ làm bà bầu sảy thai.
- Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, hoặc những hoạt động làm nhiệt độ cơ thể tăng cao như tắm hơi chẳng hạn. Những hoạt động này có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
- Không tự ý dùng thuốc bừa bãi, nhất là các loại thuốc cảm cúm, vitamin bổ sung.
- Không xoa bụng khi mang thai.
- Khám thai càng sớm càng tốt. Những thăm khám trong giai đoạn đầu có thể giúp loại trừ những mối lo như thai ngoài tử cung, các vấn đề sức khỏe bà bầu.
Hy vọng với những lưu ý khi mang thai tháng đầu trên đây sẽ giúp các mẹ, nhất là những mẹ mang thai lần đầu cảm thấy bớt bỡ ngỡ, lo lắng, đồng thời giúp bạn biết cách chăm sóc thai nhi một cách tốt nhất, vượt qua giai đoạn “nhạy cảm” này.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.