Những mũi vắc xin quan trọng nhất định phải tiêm phòng cho bà bầu

shape

01 Jan

Khanh ElisaJan 01, 2020

Những mũi vắc xin quan trọng nhất định phải tiêm phòng cho bà bầu

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, có thai hoặc đang có kế hoạch sinh con đều cần được tiêm phòng một số loại vắc-xin cần thiết để tạo ra lá chắn tốt nhất bảo vệ mẹ và thai nhi trường hợp không may bị vi khuẩn tấn công.

Tiêm phòng cho bà bầu trước khi mang thai

Trong kế hoạch có con của phụ nữ thời đại nhất thiết không thể thiếu danh sách các loại vắc-xin cần tiêm trước khi mang thai. Đây là một “tấm vé” quan trọng lên “tàu bảo vệ sức khỏe” của thai nhi.

Tiêm phòng Rubella: Con số thống kê 90% các trường hợp nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ không phải bỗng dưng mà có. Nếu chẳng may bị vi-rút này tấn công nguy cơ gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai là rất cao. Virut Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng khi bé được sinh ra.

Những mũi vắc xin quan trọng nhất định phải tiêm phòng cho bà bầu

Vắc-xin đã về tận thôn, xã bầu chẳng phải lo đi đâu xa xôi

Tiêm phòng sởi: Sởi có thể bùng phát thành dịch bất kỳ thởi điểm nào. Phụ nữ mang thai hệ miễn dịch suy giảm, nếu bị sởi khả năng gây dị dạng thai nhi cũng rất cao. Sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu cũng có thể kể đến.

Quai bị: Virut quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.

Thủy đậu: Mẹ cần biết rằng dù đã từng bị thủy đâu hoặc may mắn thoát khỏi căn bệnh này khi còn nhỏ không có nghĩa bạn hoàn toàn miễn dịch. Thậm chí, nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường.

Lịch tiêm chủng cho bà bầu

Có thể nhiều mẹ không chú ý tới việc tiêm phòng trong khi mang thai nhưng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu cũng như hạn chế tối đa nguy cơ dị tật của thai nhi, mẹ vẫn cần tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm sau đây:

Vắc-xin cần tiêmLưu ý
Tam cá nguyệt thứ nhất

Vắc-xin ngừa cúm

Vắc-xin viêm gan B gồm 2 mũi:

  • Mũi 1 tiêm ngay khi biết có thai
  • Mũi 2 sau mũi 1 ít nhất 1 tháng
Vắc-xin ngừa viêm gan B hiện có 2 loại phổ biến:
  • Vắc-xin chứa protein bề mặt không nhiễm trùng được tinh chế, phân lập từ huyết tương của người có HbsAg
  • Vắc-xin phối hợp với các HbsAg sản xuất từ nấm.
Tam cá nguyệt thứ hai
  • Tiêm mũi 3 viêm gan B sau mũi 1 ít nhất 6 tháng.
  • Tiêm phòng uốn ván
Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30.
Tam cá nguyệt thứ baVắc-xin bạch hầu – ho gà – uốn ván (mũi 2)Bác sĩ chỉ định tiêm từ lần khám thai tuần thứ 27 đến tuần thứ 36. Có thể chọn tiêm hỗn hợp 3 loại vắc-xin hoặc tiêm phòng từng loại vắc-xin riêng rẽ

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Trong quá trình sinh con sản phụ có thể nhiễm vi trùng uốn ván trong ca sinh, vi trùng vào theo đường can thiệp sản khoa. Với trẻ sơ sinh vi trùng vào qua nơi cắt và thắt ở dây rốn nên gọi là uốn ván rốn sơ sinh.

Cách phòng ngừa tốt nhất mà WHO khuyên chính là tiêm phòng uốn ván.  Vắc-xin ngừa uốn ván hiện có 3 loại: Vắc-xin uốn ván hấp thụ, Vắc-xin uốn ván Tetanus toxoid vaccine adsorbed và Vắc-xin uốn ván Tetavax.

Những mũi vắc xin quan trọng nhất định phải tiêm phòng cho bà bầu

Vi trùng uốn ván có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ bầu và trẻ sơ sinh

Tổng số lần tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ lần đầu mang thai là 2 mũi cơ bản và trong độ tuổi sinh đẻ là 5. Cụ thể như sau”

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ
  • Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng
  • Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau

Bầu bị sốt sau khi tiêm phòng uốn ván phải làm sao?

Tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu có thể gây buốt, phồng ở nơi tiêm hoặc sốt nhẹ sau khi về nhà. Đây là một phản ứng bình thường. Tình trạng này sẽ tự động khỏi sau khoảng 2-3 ngày. Mẹ có thể tự chăm sóc bản thân bằng một số biện pháp như:

  • Dùng khăn ấm chườm vào nách, bẹn, nếp gấp của tay, chân cho đến khi nhiệt độ cơ thể giảm dần
  • Tăng cường dinh dưỡng cho bữa ăn hằng ngày. Nên ăn các loại dễ tiêu hoá, ăn nhiều hoa quả và rau xanh giúp hạ nhiệt tốt hơn.
  • Không tự ý dùng thuốc hạ sốt nếu không có chỉ định của bác sĩ
  • Nếu tình trạng sốt cao và sốt kéo dài, các mẹ chú ý phải bù nước kịp thời, đầy đủ và nên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả hơn.

Những mũi vắc xin quan trọng nhất định phải tiêm phòng cho bà bầu

Cách hạ sốt cho bà bầu nhanh không đụng chạm tới thuốc
Bị sốt trong thời gian mang thai là điều không mẹ bầu nào mong muốn nhưng cũng khó tránh khỏi. Chủ động trong cách hạ sốt cho bà bầu nhanh tại nhà, tránh dùng thuốc kháng sinh là cách tốt nhất để có thai kỳ khỏe mạnh.

Bảng giá chi tiết vắc-xin

Vắc xinÝ nghĩa
Giai đoạn trước mang thai
  • Rubella
  • Thủy đậu
  • Viêm gan B
  • 210.000 đồng
  • 665.000 đồng
  • 156.000 đồng
Trong mang thai
  • Cúm
  • Uốn ván
  • Bạch hầu – ho gà- uốn ván
  • 156.000 đồng
  • 55.000 đồng
  • 110.000 đồng

Vắc-xin có gây hại cho bé chưa sinh không?

Một loạt các loại vắc-xin, đặc biệt là các vắc-xin dùng virus sống đã được làm giảm độc lực không nên được tiêm ngừa cho thai phụ vì có thể gây hại cho bé.

Một số vắc-xin có thể tiêm ngừa cho người mẹ ở ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối thai kỳ, trong khi một số khác chỉ được chỉ định ít nhất ba tháng trước hoặc ngay sau khi bé được sinh.

Xin nhắc lại, tiêm phòng cho bà bầu là cần thiết và quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi trong suốt 40 tuần thai. Đừng quên lời nhắc này nhé mẹ!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *