Những tác hại khi cho trẻ xem tivi có thể khiến bạn bất ngờ

shape

13 Apr

Martin NguyenApr 13, 2020

Những tác hại khi cho trẻ xem tivi có thể khiến bạn bất ngờ

Những tác hại khi cho trẻ xem tivi có thể khiến bạn bất ngờ

Chiếc tivi đã gắn liền với tuổi thơ của không ít người chúng ta. Thời đại phát triển, các chương trình tivi cũng được cải thiện không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người xem. Giờ đây, tivi dường như cũng trở thành công cụ “chăm con” đắc lực của một số phụ huynh. Nhưng liệu rằng điều này có lợi bất cập hại? Hãy cùng khám phá những tác hại khi cho trẻ xem tivi qa bài viết của Marrybaby nhé!

Có đứa trẻ nào lại không mê mẩn những siêu anh hùng, những cô công chúa xinh đẹp xuất hiện trong những thước phim hoạt hình đầy sắc màu. Thông qua màn hình tivi, trẻ em được trải nghiệm nhập vai và đắm chìm trong chính thế giới tưởng tượng của tuổi thơ.

Nhưng đôi việc cho trẻ xem tivi có thể trở thành một nguyên nhân đáng lo ngại tùy thuộc vào loại chương trình mà trẻ được xem. Các chương trình truyền hình có khả năng tác động, ảnh hưởng đến tính cách, nhận thức và cả thái độ quan điểm đối với cuộc sống của con bạn.

Việc xem một bộ phim truyền hình về tội phạm hoặc kinh dị sẽ khiến trẻ dễ bị gặp ác mộng. Trái lại, với những chương trình giàu tính xã hội, nhân văn thậm chí thúc đẩy, nâng cao ý thức xã hội, cảm xúc, cũng như những mặt tốt của con bạn. Vì vậy, việc để trẻ xem những chương trình lành mạnh là rất quan trọng đối với sự phát triển của chúng bằng không trẻ sẽ dễ sa vào tình trạng lười biếng, ì ạch và bỏ qua những hoạt động bổ ích khác.

Tuy nhiên, việc cho trẻ thường xuyên xem các chương trình truyền hình cũng gây ra một số vấn đề tiêu cực, ảnh hưởng đến con trẻ:

1. Làm mất nhiều thời gian

Nếu con bạn dành quá nhiều thời gian để xem tivi, bé có thể đánh mất khoảng thời gian quý báu của mình để dành cho các hoạt động thiết thực hơn như chơi với bạn bè, anh chị em, làm bài tập về nhà cũng như các hoạt động có lợi khác.

2. Thiếu hụt kỹ năng ngôn ngữ và xã hội

Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng, xem tivi không hề có lợi cho trẻ em dưới hai tuổi. Não bộ của trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn phát triển trước khi bé được hai tuổi. Đó cũng là quá trình mà trẻ đang tiếp thu, học hỏi và hình thành nên cảm xúc của mình thông qua việc giao tiếp.

Bạn nên nhớ rằng, tivi chỉ là một công cụ giải trí nên không biết cách cười, nói hay tương tác với trẻ như một người bình thường. Vì thế, việc trẻ dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình tivi sẽ làm hạn chế khả năng tương tác với mọi người xung quanh. Điều này làm ảnh hưởng đến kỹ năng ngôn ngữ cũng như những kỹ năng xã hội cần thiết khác.

3. Hủy hoại sự sáng tạo và trí tưởng tượng của con

Những tác hại khi cho trẻ xem tivi có thể khiến bạn bất ngờ

Thêm một tác hại nữa khi cho trẻ xem tivi quá thường xuyên là bé không được khám phá thế giới thực và sẽ bỏ lỡ rất nhiều những điều hay trong cuộc sống hằng ngày. Hơn nữa, nhiều ý kiến cho rằng những thứ được phô bày trên màn hình sẽ không kích thích óc tư duy và sự sáng tạo của con khiến trẻ ù lì và thụ động hơn.

4. Thiếu tập trung

Nghiên cứu cho thấy, một đứa trẻ dành từ 2 đến 3 giờ hoặc nhiều hơn mỗi ngày để dán mắt vào màn hình tivi sẽ thiếu tập trung trong lớp học. Những đứa trẻ này cũng có nguy cơ chuẩn đoán mắc mắc ADHD (hội chứng tăng động giảm chú ý) cao hơn.

Ngoài việc học, sự thiếu tập trung cũng lan sang những lĩnh vực khác như khi trẻ tham gia các hoạt động thể thao hoặc một số môn đòi hỏi sự tập trung, tỉ mỉ như thủ công.

5. Làm việc kém hiệu quả

Tính hiệu quả chính là thước đo vô cùng quan trọng của mọi công việc trong cuộc sống. Một tác hại khi cho trẻ xem tivi liên tục là bé sẽ không thể đạt đến những cột mốc quan trọng của mình như việc học hay những hoạt động trong xã hội.

6. Béo phì

Trẻ em dành thời gian xem tivi quá nhiều có nguy cơ bị béo phì và dễ gặp các vấn đề rối loạn sức khỏe khác. Không phải là ngẫu nhiên khi nhiều trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay thường có xu hướng lười vân động, ì ạch khi chúng đang tiêu phí nhiều thì giờ vào những chương trình vô bổ.

7. Rủi ro về sức khỏe tim mạch và thị lực

Một tác hại nữa khi cho trẻ xem tivi quá nhiều là con có nguy cơ mắc “Hội chứng mắt lười”. Khi gặp tình trạng này, mắt trẻ bị mờ hoặc giảm thị lực mà không thể điều chỉnh được bằng biện pháp đeo kính hoặc contact lens. “Tình trạng trẻ nghiện” xem tivi cũng thúc đẩy việc lười tập thể dục và khuyến khích lối sống tĩnh tại, cả hai đều tác động đến sức khỏe tim mạch và não. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như chứng hẹp động mạch rất nguy hiểm.

8. Hành vi tiêu cực

Những tác hại khi cho trẻ xem tivi có thể khiến bạn bất ngờ

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Tohoku, Nhật Bản, việc để con xem tivi quá nhiều làm thay đổi cấu trúc não bộ và thúc đẩy những hành vi tiêu cực, đặc biệt là tính bạo lực và hung hăng ở các bé. Trẻ xem các chương trình có chứa nội dung không phù hợp có nguy cơ cao hơn dẫn đến vấn đề này.

9. Ảnh hưởng đến nhận thức về thế giới xung quanh

Có không ít những chương trình truyền hình có tính phóng đại thực tế và cung cấp một cái nhìn méo mó về thế giới bên ngoài. Khi lên tivi, mọi thứ đều phải thật hoàn hảo, đôi khi “việc trải nghiệm” những tình huống không thực tế trên màn hình tivi sẽ khiến trẻ bị bỡ ngỡ khi bước vào đời thực. Vì vậy, điều này cũng được liệt vào một trong số những tác hai khi cho trẻ xem tivi.

10. Làm thay đổi cảm xúc

Những đứa trẻ được tiếp xúc với các chương trình với nội dung xấu như về bạo lực, tình dục, ma túy và lạm dụng bia rượu dễ bị thay đổi cảm xúc. Nguyên do là trẻ còn quá nhỏ để có thể hiểu rõ về những vấn đề này nên sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, khiến trẻ có những suy nghĩ lệch lạc đáng lo ngại.

11. Thành tích học tập kém

Hiển nhiên một điều, tác hại khi mà bố mẹ cho trẻ xem tivi quá nhiều thì bé sẽ không còn thời gian cho những hoạt động khác. Có trường hợp trẻ còn bỏ học và không làm bài tập về nhà chỉ để không bỏ lỡ tập phim hoạt hình chúng yêu thích.

Bên cạnh đó, việc trẻ xem tivi quá nhiều còn khiến con thiếu hụt đi kỹ năng nghe – một trong những kỹ năng quan trọng trong học tập bởi lẽ đa phần trẻ tiếp thu kiến thức từ việc lắng nghe bài giảng của giáo viên. Cộng thêm hiệu ứng của sự lười vận động, không tham gia các hoạt động thể chất làm “vô hiệu hóa” khả năng sáng tạo, tư duy của con bạn. Do đó, kết quả của con thường là không tốt.

12. Gây căng thẳng cho mắt

Mắt sẽ hoạt động quá tải và bị căng thẳng nếu trẻ xem tivi liên tục trong một thời gian dài. Ngoài ra, bạn cũng không nên cho trẻ xem tivi trong phòng tối hoặc môi trường có điều kiện ánh sáng yếu quá lâu.

13. Có thể khiến trẻ ăn quá mức

Những tác hại khi cho trẻ xem tivi có thể khiến bạn bất ngờ

Khi xem tivi, thông thường chúng ta có thói quen thích nhâm nhi một thứ gì đó, điều này không loại trừ trẻ nhỏ. Vì quá mải mê với những thước phim hay hình ảnh hấp dẫn đang diễn ra trên màn hình mà chúng ta dường như không nhận ra bản thân đang ăn quá nhiều so với nhu cầu cần thiết của cơ thể. Trong khi đó, món khoái khẩu của các thiên thần nhí là những loại thức ăn vặt, đồ uống có ga hoặc các món ăn nhiều đường và béo.

Về bản chất, tivi không hề là phương tiện xấu, trái lại nó đôi khi là thứ kéo mọi người trong gia đình xích lại gần nhau hơn vào những dịp cuối tuần. Có thể tác hại khi cho trẻ xem tivi thường xuyên là rất nhiều; nhưng bạn hoàn toàn có khả năng kiểm soát việc này bằng một số biện pháp như: không đặt tivi trong phòng trẻ, cũng như không mở tivi khi đang dùng bữa, giới hạn thời gian xem tivi. Thay vào đó, bạn hãy dành thời gian trò chuyện cùng con, hỏi con về tình hình học tập, lắng nghe những câu chuyện của bé, cùng con đọc sách…  Đây cũng là những cách hay để giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *