Những thay đổi không ngờ khi mang thai

shape
Những thay đổi không ngờ khi mang thai

30 Sep

Khanh ElisaSep 30, 2019

Những thay đổi không ngờ khi mang thai

Những thay đổi không ngờ khi mang thai

Hormone đóng vai trò chính trong hầu hết những thay đổi khi mang thai trên cơ thể người phụ nữ.

  • Tóc dày và bóng hơn: Tóc dày hơn không phải vì bạn mọc nhiều tóc hơn, mà vì tóc rụng ít hơn bình thường. Hãy tận hưởng nếu mái tóc trông đẹp hơn. Còn nếu tóc bạn bù xù và dễ rối, hãy đến thợ cắt tóc để tỉa tóc mỏng bớt đi. Những thay đổi khi mang thai của mái tóc sẽ không kéo dài mãi. Sau khi sinh bé, bạn sẽ rụng bớt lượng tóc dư này, đôi khi rụng cả nắm tóc một lần.

Những thay đổi không ngờ khi mang thai

Một trong những thay đổi khi mang thai dễ nhận ra nhất là với tóc

  • Lông trên cơ thể nhiều hơn: Lượng hormone giới tính androgens có thể khiến lông mọc ở cằm, môi trên, hàm, và lưng. Bạn có thể dùng nhíp, waxing hay dao cạo râu để giải quyết những thay đổi tạm thời này một cách an toàn.
  • Móng tay mọc nhanh hơn: Móng tay của bạn có thể dài ra nhanh hơn bình thường, và có thể thay đổi cấu trúc như cứng hơn, mềm hơn hoặc dễ gãy hơn. Bạn nên bảo vệ móng bằng cách đeo găng tay cao su khi rửa chén, dọn dẹp và dùng kem dưỡng ẩm nếu bị gãy móng.
  • Làn da thay đổi: Với một số phụ nữ, da của họ đẹp hơn bao giờ hết khi mang thai. Đây có lẽ là một trong những thay đổi khi mang thai được nhiều người trông đợi. Nếu bạn thuộc số này, hãy tận hưởng vẻ rạng ngời của làn da. Một số khác lại phàn nàn rằng những hormone trong thai kỳ khiến da họ xấu đi vì mụn. Trong trường hợp này, bạn nên rửa mặt hai lần mỗi ngày với xà phòng dịu nhẹ hoặc sữa rửa mặt. Bạn cũng có thể dùng những sản phẩm dưỡng ẩm hoặc trang điểm không dầu.
  • Rạn da: Bụng của bạn ngày càng to ra để chứa bé đang lớn, kết quả là xuất hiện những đường nứt nhỏ ở phần mô dưới da dẫn đến những vết rạn có thể mang màu sắc khác nhau trên bề mặt. Các vết rạn này sẽ mất dần và gần như mất hẳn trong vòng 6 đến 12 tháng sau khi sinh. Bạn không thể làm gì nhiều ngoại trừ cố gắng không tăng quá số cân nặng cần thiết. Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong mức độ đàn hồi tự nhiên của da và việc có tạo ra tình trạng rạn da hay không. Rạn da là một trong những thay đổi khi mang thai thường gặp nhất.
  • Sạm da: Lượng hắc sắc tố melanin tăng có thể gây ra những vùng da sẫm màu trên mặt bạn. Những vệt sẫm này có thể tối màu hơn nếu bạn phơi mình dưới ánh mặt trời. Bạn cần bảo vệ da bằng kem chống nắng có thành phần bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB với độ SPF 30 hoặc cao hơn. Bạn cũng nên đội mũ rộng vành và tránh ánh nắng mặt trời lúc gay gắt nhất (từ 10h sáng đến 2h chiều).
  • Nhũ hoa và quầng vú sẫm màu và lớn hơn: Bạn có thể nhận ra nhũ hoa và quầng vú (vùng sẫm màu xung quanh nhũ hoa) trở nên lớn hơn và sẫm màu hơn. Những nốt sần trên quầng vú cũng trở nên rõ hơn. Những nốt sần này là các tuyến tạo dầu giúp chống lại vi khuẩn và bôi trơn da. Một số thai phụ còn nhận thấy các mạch máu nổi rõ ở bầu vú. Đây là những thay đổi khi mang thai hoàn toàn bình thường và bạn không làm gì được trong trường hợp này.
  • Bàn chân lớn hơn: Đôi chân của bạn có thể lớn hơn nửa số hoặc hơn. Sự giãn ra của các dây chằng ở bàn chân có thể khiến chân bạn to ra, và hầu như chân sẽ không nhỏ lại sau khi sinh. Riêng chuyện phù chân có thể khiến đôi giày trở nên chật nhưng tình trạng này sẽ không còn sau khi bạn sinh bé. Điều bạn nên làm là mua những đôi giày thoải mái và vừa với chân.

Tổng hợp bởi:Cha Mẹ Tốt.

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *