Những việc nên làm khi bé quá bám mẹ

shape

30 Sep

Khanh ElisaSep 30, 2019

Những việc nên làm khi bé quá bám mẹ

Các phương pháp dưới đây có thể giúp cũng cố tâm lý trẻ nhỏ để bé làm quen với việc xa mẹ trước khi đến tuổi đi học.

Để bé tham gia vào một hoạt động nào đó
Nên cho bé và người giữ trẻ cùng tham gia làm một việc gì đó trước khi bạn rời khỏi. Đến lúc đi, hôn tạm biệt con nhanh chóng và lập tức đi ra cửa. Bé có thể khóc, nhưng việc đang làm cùng người giữ trẻ sẽ giúp bé xao nhãng ngay khi bạn đi khuất. Ít khi tập trung vào một việc quá lâu là một đặc điểm của tâm lý trẻ nhỏ mà bạn có thể tận dụng trong trường hợp này.

Dùng một vật thay thế
Một vật nào đó để nhớ về bố hay mẹ có thể giúp bé đối mặt với sự vắng mặt của bạn tốt hơn, vì vậy khi bạn đi ra ngoài, nên đưa cho bé một vật kỷ niệm cá nhân. Nó có thể là bất cứ thứ gì, từ một tấm ảnh đến một cái áo ấm của bạn hay một cái kẹp áo đặc biệt. Cũng có khả năng vật thay thế đó sẽ có tác dụng ngược đối với tâm lý trẻ nhỏ vì cứ thường xuyên nhắc bé nhớ về bạn, vì vậy sau khi về, bạn nên hỏi người giữ trẻ xem bé có bị kích động bởi vật đó hay không. Một vật để tạo sự an toàn cho tâm lý trẻ nhỏ như một cái chăn, một con thú bông mềm mại hay thậm chí là chính ngón tay cái của bé cũng có thể là một nguồn ai ủi với bé.

Những việc nên làm khi bé quá bám mẹ

Sợ xa mẹ là điều không lạ trong tâm lý trẻ nhỏ, bạn nên giúp bé vượt qua nỗi sợ này trước khi bé đến tuổi đi học

Hình thành một quá trình chuyển tiếp
Nếu bạn ra khỏi nhà vào buổi tối, nên nhờ người trông trẻ đến sớm nửa tiếng. Bạn hãy dành khoảng nửa tiếng trước khi đi để cả bạn, bé và người trông trẻ có thể cùng làm chung một số hoạt động. Khi bé trông có vẻ vui vẻ cùng người giữ trẻ là lúc bạn có thể rút lui trong im lặng. Nếu như bé đem đến cho bạn một cuốn sách và muốn bạn đọc, bạn có thể hướng bé theo hướng khác bằng cách nói với bé: “Con có thấy là chị ấy muốn đọc sách cùng con không?” hay nếu như bé muốn được bế, hãy gợi ý rằng bé người giữ trẻ rất thích làm công việc này. Một điều bạn nên biết về tâm lý trẻ nhỏ là chỉ cần bố hoặc mẹ còn ở đó, bé sẽ không muốn gần người trông trẻ. Vì vậy, nếu có thể, hãy để bố của bé đóng vai trò chuyển tiếp. Như vậy, quá trình chuyển tiếp có thể diễn ra nhẹ nhàng hơn nếu như bố đóng vai trò là người trung gian khi mẹ rời đi, và ngược lại.

Hãy để bé học cách đối mặt
Không có ông bố bà mẹ nào lại muốn con mình có những nỗi buồn không đáng có, nhưng đối diện với sự xa cách là một trong những kỹ năng bé cần học trong cuộc sống. Nếu bạn đã thử mọi cách nhưng không hiệu quả, tốt nhất là không làm gì cả. Đây là lúc để bé hiểu rằng không phải lúc nào mọi người cũng có thể chiều theo ý bé. Bé phải học cách đối diện nó. Nếu như bé dính chặt vào bạn đến nỗi bạn không thể ra khỏi phòng mà không có sự phản kháng, việc bạn đáp ứng mọi yêu cầu của bé sẽ chỉ làm tình hình tệ thêm. Bé sẽ an toàn khi ở nhà, vì thế đừng quá lo lắng nếu bé có la khóc khi bạn rời đi. Trước khi rời khỏi, bạn nên cố gắng nói với bé bằng giọng điệu nhẹ nhàng nhưng chắc chắn rằng mọi thứ sẽ ổn và đừng nên cảm thấy tội lỗi khi để bé ở nhà.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *