Nỗi sợ mang tên “vượt cạn lần 2”

shape

30 Sep

Cha Mẹ TốtSep 30, 2019

Nỗi sợ mang tên “vượt cạn lần 2”

Sợ đau đẻ không chỉ là nỗi ám ảnh với các mẹ mang thai lần đầu, mà còn là nỗi sợ khổng lồ không kém với các mẹ sinh con lần 2. Củng cố tinh thần bằng cách nào đây?

Đau đẻ như thế nào? Đó luôn là nỗi ám ảnh thưởng trực của các mẹ mang thai lần đầu, và cả những phụ nữ đang có ý định mang thai. Với những mẹ đã từng sinh con, nỗi sợ đau đẻ cũng không ít đi là bao nhiêu, bởi lẽ một lần trải nghiệm càng khiến các mẹ rùng mình khi nghĩ về. Tuy nhiên, dù muốn hay không, bà bầu cũng sẽ phải trải qua hiện tượng đau đẻ để nhận được món quà xứng đáng khi con ra đời. Bà bầu có thể học cách đối phó với nỗi sợ này như sau:

1/ Học cách cảm nhận nỗi sợ hãi

Khi đối mặt với tình huống căng thẳng, não bộ sẽ tự động ghi nhớ cảm giác sợ hãi, và cảnh báo bạn ở những trường hợp tương tự. Vì vậy, một khi đã sinh con và cảm nhận nỗi sợ đau đẻ, không có gì khó hiểu khi não bộ đặt bạn vào tình trạng “báo động đỏ” ở lần sinh tiếp theo. Tốt nhất, cứ chấp nhận những suy nghĩ tiêu cực đó, bởi bạn không thể ngăn chặn hoạt động của não bộ, và ít ra não bộ cũng biết rằng, cảm giác sau sinh con sẽ đền bù được tất cả.

2/ Bảy tỏ cảm xúc thực

Nỗi sợ mang tên “vượt cạn lần 2”

Bạn có thể khóc, la lớn đểy bày tỏ cảm xúc sợ đau đẻ của mình, không sao cả.

Đừng ngại chia sẻ với anh xã hoặc người thân hay bạn bè về nỗi sợ đau đẻ của mình. Không có gì đáng xấu hổ cả, mang nặng đẻ đau là chuyện không hề dễ dàng, và chắc hẳn bạn sẽ nhận được nhiều lời động viên, an ủi. Dù rằng điều đó không giúp giảm đau khi sinh, nhưng ít ra bầu biết rằng mình được quan tâm và thấu hiểu. Cho bản thân thời gian để thoải mái giãi bày những cảm xúc thực này, bạn có thể khóc, không sao cả, la mắng anh xã về chuyện “tại sao tôi phải sinh con cho anh”, không sao cả. Yếu đuối đôi lần rồi thôi.

3/ Dựa dẫm vào anh xã

Trong lần sinh đầu tiên, đừng ngại để chồng chứng kiến bạn đau đẻ như thế nào. Tuy không trực tiếp cảm nhận, nhưng nhìn vợ đau đớn, anh xã tự khắc sẽ hiểu. Lần sinh con sau, bạn có thể dễ dàng chia sẻ với chồng về nỗi sợ đó mà không phải lo rằng anh ấy không hiểu.

Nỗi sợ mang tên “vượt cạn lần 2”

"Luyện" chồng làm cha từ lúc vợ mang thai
Chỉ khi bé con ra đời, anh xã nhà bạn mới chính thức cảm nhận mình đã lên chức. Còn không, suốt 9 tháng thai kỳ của vợ, anh ấy vẫn chỉ đủng đỉnh với “danh phận” chồng trong gia đình mà thôi. Mẹ không nên “du di” dễ dãi như vậy nhỉ? Bắt anh xã lên chức sớm nào!

4/ Tham khảo tư vấn với bác sĩ

Trong những lần đi khám thai, bạn có thể chia sẻ chân thành với bác sĩ về nỗi sợ đau đẻ muôn thưở của mình. Những lời khuyên mang tính chuyên môn sẽ giúp bạn yên tâm hơn. Ít ra giảm bớt nỗi lo lắng khi phải “vượt cạn”.

5/ Chia sẻ với các bà mẹ khác

Không chỉ riêng bạn, bà mẹ nào cũng đều rất sợ đau đẻ. Vì vậy, bạn có thể chia sẻ nỗi niềm này với các chị em phụ nữ khác. Có thể họ sẽ đưa ra những cảm xúc tiêu cực, nhưng cũng không ít những lời khuyên đắt giá, giúp củng cố tinh thần bạn. Hơn nữa, bạn cũng nên nhờ rằng cảm xúc tiêu cực sẽ giúp não bộ xử lý mọi chuyện tốt hơn, ít ra sẽ báo cho bạn biết kết quả xứng đáng về sau.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

  • Đau đẻ được ví như bị gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc
  • Nhật ký đau đẻ

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *