Nuôi con bằng sữa mẹ: Khi đầu ngực bị đau nứt và chảy máu

shape

30 Sep

Khanh ElisaSep 30, 2019

Nuôi con bằng sữa mẹ: Khi đầu ngực bị đau nứt và chảy máu

Khi đầu vú mẹ nứt và chảy máu
Thời gian đầu khi cho bé bú, ngực của mẹ có thể bị đau. Nếu đau nhức quá lâu hoặc đầu vú bị tổn thương (nứt, chảy máu), mẹ nên đi bác sĩ để giải quyết tận gốc cơn đau và thoải mái hơn khi cho bé bú.

Đầu ngực bị đau do nguyên nhân gì?
Nguyên nhân chính là mẹ cho bé bú sai tư thế dẫn đến việc bé nút vú mẹ không đúng, khiến mẹ cảm thấy đau nhức hoặc núm vú bị chảy máu. Mẹ chỉ cần thay đổi tư thế cho bé là mọi chuyện sẽ được cải thiện ngay.

Dùng máy hút sữa không đúng cách cũng gây nên đau đớn cho núm vú mẹ. Một số bà mẹ chỉnh mức độ hút quá cao hay phần phễu chụp núm vú quá nhỏ. Tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn đúng kích thước phễu chụp và điều chỉnh tần số hút phù hợp.

Nếu bé yêu bị nhiễm trùng nấm men trong miệng, mẹ có thể bị lây và việc này khiến núm vú bị đau. Các dấu hiệu cho thấy mẹ bị nhiễm nấm: núm vú ngứa, đỏ, đau đớn trong lúc cho bé bú và sau đó.

Núm vú của mẹ cũng có thể bị nứt hoặc chảy máu vì da khô hoặc bị eczema (chàm). Eczema làm da có vảy, đỏ ửng, gây ngứa hoặc đau đớn. Nếu mẹ nghĩ mình bị eczema, hãy đến bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt.

Bé bị dính thắng lưỡi. Dây thắng lưỡi là lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi. Nếu thắng lưỡi ngắn và làm hạn chế cử động bình thường của đầu lưỡi thì gọi là dính thắng lưỡi. Điều này có thể gây nên một số vấn đề khi bé bú mẹ. Tuy nhiên, chỉ cần tiểu phẫu là bé sẽ không sao. Các bác sĩ có thể sẽ khám lưỡi của bé để biết có phải núm vú mẹ bị đau là do bé bị bính thắng lưỡi hay không.

Mẹ cần làm gì?
Đến bác sĩ để được tư vấn và đưa ra phương án chữa trị phù hợp nhé. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm một số giải pháp dưới đây:

Trong lúc cho bé bú

  • Kiểm tra tư thế của bé. Khi cho bé bú, hướng mặt bé về phía bầu vú. Hướng môi dưới bé nằm dưới núm vú, điều này giúp cằm bé chạm sát vào bầu vú. Mẹ chạm nhẹ núm vú vào miệng bé để kích thích phản xạ tìm vú và chờ bé há to miệng sẵn sàng để đưa núm vú vào miệng.
  • Thử nhiều tư thế khác nhau khi cho bé bú. Mẹ sẽ nhận ra được tư thế phù hợp cho bé và thoải mái cho mẹ.
  • Cho bé bú ở bên ít đau trước. Bé thường bú rất nhẹ nhàng ở bầu vú này vì ít đói và bớt hứng thú hơn.
  • Đắp khăn lạnh lên phần đầu ngực bị đau trước khi cho bú. Hơi lạnh sẽ xoa dịu cơn đau, nhất là khi bé bú dòng sữa đầu.

Nuôi con bằng sữa mẹ: Khi đầu ngực bị đau nứt và chảy máu

Mẹ có thể bị nhiễm trùng vú khi cho bé bú nếu miệng bé đã bị nhiễm trùng

Sau khi cho bé bú

  • Nhẹ nhàng làm sạch núm vú để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Mỗi ngày một lần, sử dụng xà phòng kháng khuẩn, không mùi nhẹ nhàng làm sạch vết nứt và rửa sạch với nước. Không được dùng rượu, kem dưỡng ẩm hoặc nước hoa lên núm vú.
  • Sử dụng thuốc mỡ kháng khuẩn. Nếu mẹ có vết thương hở, chuyên viên tư vấn sẽ kê đơn để mua loại thuốc khác.
  • Dùng thuốc mỡ có chứa lanolin dành cho các mẹ cho con bú. Thoa một ít thuốc mỡ lên núm vú sau mỗi lần cho bé bú. Điều này giúp mẹ bớt đau và vết nứt không bị đóng vảy.
  • Dùng miếng dán lạnh hydrogel trị đau nhức núm vú. Tránh chạm vào núm vú trước khi dán vì vi khuẩn từ các ngón tay của mẹ có thể bị mắc kẹt dưới các miếng hydrogel. Thay đổi miếng dán thường xuyên.
  • Dùng thuốc giảm đau. Mẹ có thể dùng ibuprofen hay acetaminophen trước khi cho bé bú 30 phút để giảm đau đầu ngực và vú bớt sưng.

Nếu mẹ quá đau, hãy ngừng cho bé bú và hút sữa ra bình trong vòng một ngày hoặc lâu hơn để đầu núm vú có thời gian hồi phục. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách duy trì nguồn sữa và tránh thương tổn cho núm vú về sau. Cơn đau đầu ngực sẽ lành nhanh chóng và mẹ lại sẵn sàng cho bé bú ngay.

Mẹ nên đến bác sĩ nếu núm vú bị nứt vẫn còn đau đớn và chảy máu sau 24 giờ, hoặc nếu mẹ bị sốt, viêm, chảy mủ, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng khác. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở và dẫn đến nhiễm trùng vú.

Liệu bé có bị ảnh hưởng?
Thực tế là núm vú bị nứt hoặc chảy máu sẽ không ảnh hưởng đến bé. Bé có thể nuốt phải ít máu của mẹ nhưng máu sẽ ra khỏi cơ thể khi bé đi vệ sinh. Tuy nhiên, nếu không được bú theo đúng tư thế, bé sẽ không nhận được đúng lượng sữa cần thiết.

Mẹ vẫn cho bé bú được chứ?
Một khi đã xác định và khắc phục tình trạng núm vú đau đớn, mẹ có thể và nên tiếp tục cho bé bú trong lúc đợi lành vết thương. Nếu mẹ quá đau, hãy hút sữa ra bình trong vòng một ngày hoặc lâu hơn để cơ thể được nghỉ ngơi và dùng sữa từ bình nuôi bé trong thời gian này.

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *