Nuôi con bằng sữa mẹ: Tình trạng viêm ngực

shape

30 Sep

Cha Mẹ TốtSep 30, 2019

Nuôi con bằng sữa mẹ: Tình trạng viêm ngực

Chứng viêm ngực (viêm vú) là gì?
Viêm ngực (viêm vú) là khi các mô trong ngực của bạn viêm tấy lên và đau đớn. Khu vực này có thể bị đỏ, đau, cứng khi chạm vào hoặc ấm nóng bất thường. Sưng tấy có thể do nhiễm trùng. Dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm ớn lạnh, sốt trên 39,5 độ C hoặc cao hơn, cơ thể rất mệt mỏi. Tình trạng này ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ lẫn việc cho bé bú.

Nguyên nhân gây bệnh viêm ngực ?
Viêm ngực (viêm vú) không do nhiễm trùng có thể gây ra bởi sữa còn đọng ở trong vú hay còn gọi là ứ sữa, căng, hoặc tắc ống dẫn sữa. Nhiễm trùng vú có thể do bất kỳ nguyên nhân nào hoặc do núm vú bị nứt, tổn thương, khiến vi khuẩn xâm nhập vào vú và gây nên viêm nhiễm vùng này.

Căng thẳng, mệt mỏi khi làm mẹ lần đầu có thể làm tăng nguy cơ viêm vú. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong giai đoạn cho bé bú, phổ biến nhất là trong tháng đầu tiên sau khi sinh bé.

Nuôi con bằng sữa mẹ: Tình trạng viêm ngực

Trong thời gian điều trị viêm ngực (viêm vú), mẹ nên tiếp tục cho bé bú

Điều trị bệnh viêm ngực như thế nào?
Thử xông hơi bằng nước nóng vài lần một ngày, cho bé bú thường xuyên để giữ cho vú bị viêm luôn cạn sữa. Việc này cũng có thể giúp các phần nhiễm trùng biến mất nhanh hơn. Trong khi đó, bạn có thể uống thuốc để giảm đau.

Nếu sau khi thử các biện pháp trong vòng 24 giờ, các triệu chứng không cải thiện, đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kèm gạc nóng. Chắc chắn một điều là bác sĩ sẽ bắt bạn phải nghỉ ngơi.

Tình trạng viêm sẽ kéo dài bao lâu?
Nếu bạn bị nhiễm trùng và được chẩn đoán sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Bạn bắt đầu cảm nhận được sự cải thiện trong vòng 48 giờ sau khi uống thuốc kháng sinh. Nhớ phải uống tất cả các loại thuốc kháng sinh theo đơn để hiện tượng nhiễm trùng không quay trở lại trong vài ngày hoặc vài tuần sau đó.

Nếu bầu ngực của bạn vẫn mềm và bạn vẫn sốt sau một hoặc hai ngày, lúc này bạn nên đến bác sĩ ngay. Viêm vú có thể gây ra các biến chứng khó lường về sau cho sức khỏe của bạn. Nhiễm trùng không được điều trị có thể dẫn đến áp-xe vú, đòi hỏi điều trị kháng sinh liều cao và phẫu thuật để lấy mủ từ các áp-xe ra.

Làm thế nào để tránh bị viêm nhiễm?
Cách tốt nhất để tránh viêm vú là phải nghỉ ngơi nhiều và có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối trong khi bạn đang cho bé bú. Càng bị mất sức, bạn lại càng dễ mắc bệnh.

Ngoài ra, tránh để cho ngực lúc nào cũng trong tình trạng căng sữa. Nếu lượng sữa ở bầu vú của bạn không giảm sau khi cho bé bú, hãy dùng gạc ấm và massage nhẹ để lấy hết sữa ra ngoài. Tránh mặc loại áo ngực có gọng hoặc áo ngực quá chật.

Tôi có nên ngừng cho con bú nếu ngực tôi đang bị viêm?
Không. Bạn nên tiếp tục cho con bú trong suốt giai đoạn viêm. Dù cho bú nhiều lúc này cực kỳ đau đớn nhưng bạn cần phải cho bé bú thường xuyên để giữ cho sữa chảy và tránh tắc nghẽn. Thử đắp gạc ấm lên ngực trong vài phút trước mỗi lần cho bú. Việc này sẽ giúp kích thích phản xạ xuống sữa và việc cho bú dễ chịu hơn.

Nếu bé con không bú hết sữa trong bầu vú đang bị viêm, chọn cách lấy sữa ra bằng máy máy hút sữa. Nếu việc cho bé bú khiến bạn khó chịu, cố gắng bơm sữa ra một cái chai để cho bé bú nhưng không nên quá ỷ lại vào cách này. Để vượt qua chứng viêm vú, bạn có biết rằng bé “nút” sữa trực tiếp từ ngực mẹ sẽ hiệu quả hơn bất kỳ thiết bị nào?

Tình trạng này có ảnh hưởng gì đến bé không?
Mẹ đừng quá lo lắng nếu bị viêm vú, mặc dù việc này có thể làm giảm lượng sữa bên vú bị viêm.

Lưu ý: Nếu bé của bạn nằm trong chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt, hãy dành sữa từ vú bị viêm để sử dụng ở nhà sau này. Viêm vú có thể tăng hàm lượng natri (muối) trong sữa, vì vậy hầu hết các bệnh viện tránh sử dụng sữa này cho trẻ sơ sinh đang được chăm sóc đặc biệt trong lồng kính dù sữa này không có hại nếu được sử dụng sau đó.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *