Nuôi dạy con: Bạn có đang kỳ vọng quá mức?

shape

31 Oct

Martin NguyenOct 31, 2019

Nuôi dạy con: Bạn có đang kỳ vọng quá mức?

Bé không còn chia sẻ với bạn

Nếu bạn khám phá ra rằng bé đang giấu giếm những chuyện không vui mà mình gặp phải, chẳng hạn như bị điểm kém, bị bắt nạt… đó có thể là do bạn thường tỏ ra thất vọng hay tức giận mỗi khi con gặp phải những tình huống đó. Con cần cảm thấy bạn là một chỗ dựa, một góc an toàn để chia sẻ và nhận được lời khuyên sau mỗi thất bại hoặc khi cần đối đầu với nỗi sợ hãi.

>> Xem thêm: Làm thế nào để nói chuyện với con cái? 

Bé mất hứng thú với một điều gì đó

Nếu bạn có một cậu con trai ngày nào cũng đá bóng miệt mài, và rồi một ngày nào đó, cậu bé bỗng dưng không muốn đụng vào quả bóng, hay một cô con gái ngày nào cũng học vẽ rất chăm chỉ nhưng lại không muốn vẽ nữa. Điều đó có thể là vì bạn đã đòi hỏi quá cao ở các kỹ năng của bé. Thử trao đổi nhiều hơn để biết rắc rối nào đang cản trở niềm yêu thích của bé nhé.

Bạn đang quá đặt nặng kết quả

Một điểm 7 có được bằng lối suy nghĩ riêng, bằng sự tìm tòi và nỗ lực của chính con bạn tốt hơn rất nhiều so với một điểm 10 do nhìn bài của người khác hay học hành mà không có sự sáng tạo. Vì vậy, ba mẹ cần xem xét toàn bộ quá trình cố gắng của bé thay vì chỉ một kết quả đầu ra.

Nuôi dạy con: Bạn có đang kỳ vọng quá mức?

Khi theo sát bé, bạn sẽ đánh giá đúng khả năng và đưa ra chỉ tiêu hợp lý

Bạn luôn nghĩ “con có thể làm tốt hơn”

Không còn cảm thấy mãn nguyện và vui sướng khi cùng con tham gia các hoạt động nữa. Tất cả mọi hoạt động của con, từ văn nghệ cho đến thể thao, từ thực hành thí nghiệm cho đến một chuyến dã ngoại đều ám ảnh bạn với suy nghĩ “lẽ ra con còn có thể làm tốt hơn thế nhiều”. Thử gác suy nghĩ này sang một bên và chỉ đơn thuần tận hưởng những khoảng thời gian ở bên con, bạn sẽ thấy mình hạnh phúc hơn rất nhiều.

Con tỏ ra nhàm chán và mệt mỏi

Những cô, cậu bé bị quá tải trong chuyện học hành thường có những biểu hiện tâm lý hoặc thể chất mệt mỏi. Nếu bạn thấy con thường xuyên xuống sức, mệt rũ rượi, có lẽ thời khóa biểu đã quá đầy hoặc bé cảm thấy mình phải gánh áp lực quá nặng nề.

Bé thường gặp chấn thương khi chơi thể thao

Đó có thể là cảnh báo rằng, bé đang luyện tập quá với trình độ của mình. Nếu điều này xuất phát từ yêu cầu của bố mẹ, bạn cần chủ động giảm bớt áp lực cho con.

Một ít áp lực vừa phải sẽ giúp bé cố gắng và phấn đấu nhiều hơn, nhưng đừng bắt con phải quá sức để chạy theo những kỳ vọng của bạn. Những yêu cầu khắt khe về thành tích thường khiến trẻ hiểu lầm về tình yêu của bạn. Bé dễ dàng nghĩ rằng, bạn chỉ yêu thương bé khi bé giành được một chiến thắng, một thành công nào đó. Thay vì vậy, bạn cần để con biết rằng, bạn yêu thương chính con người thật của bé, ngay cả khi không có một tấm huy chương, một tờ giấy khen nào cả.

 

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *