Nuôi dạy con từ những cái ôm

shape

29 Feb

Khanh ElisaFeb 29, 2020

Nuôi dạy con từ những cái ôm

Chị Lê Thanh Hoa (Quảng Ninh) chia sẻ, nhà chị có con trai 12 tháng tuổi. Hiện cháu luôn bám riết lấy mẹ, cứ rời mẹ ra là khóc. Chị Hoa cho biết mỗi lần chị đi làm đều phải “tranh thủ khi bé mất cảnh giác để trốn”.

Thực tế việc trẻ bám mẹ thường xảy ra vào những mốc phát triển trí tuệ hoặc vào thời điểm ốm, bệnh. Việc trẻ bám mẹ đôi khi làm cha mẹ cảm thấy phiền toái, đặc biệt với các mẹ cần phải đi làm. Nhiều cha mẹ khi gặp trường hợp này, thường suy luận rằng có thể do mẹ bế nhiều, nên trẻ quen hơi, bện hơi mẹ. Có nhiều người mẹ, do thiếu kiến thức, sợ trẻ quấn mẹ, bám mẹ, khó cai sữa…nên đã tránh ôm ấp trẻ, không bế bồng con, dẫn đến nhiều trường hợp trẻ còn trong thời gian bú mẹ, nhưng bỏ bú.

Theo ông Nguyễn Trọng Tiến-chuyên gia tham vấn tâm lý iSmartKids, “Trẻ được mẹ ôm ấp sẽ cảm thấy an tâm, dễ ngủ, ăn ngoan, đỡ quấy khóc. Đặc biệt việc được mẹ thường xuyên ôm ấp, vỗ về, sẽ kích thích não trẻ tiết ra một loại hormone khiến bé thông minh, chịu áp lực tốt hơn khi trưởng thành. ”

Nuôi dạy con từ những cái ôm

Việc ôm ấp trẻ từ những ngày đầu đời giúp bé luôn cảm thấy yên tâm, ấm áp và nhờ đó, phát triển tốt hơn

Việc ôm ấp giữa mẹ và trẻ trên thực tế đã được các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu cụ thể. Những nghiên cứu đều cho thấy việc tiếp xúc giữa da với da giữa mẹ và trẻ sẽ tạo ra các tín hiệu truyền tới não, giúp não tiết ra các hormone tăng trưởng, đồng thời cũng giúp cho hệ miễn dịch của bé được tăng cường, giúp bé khoẻ mạnh. Các chuyên gia và bác sĩ nhi cũng đã khuyến khích việc cho trẻ tiếp xúc da với da với mẹ ngay sau khi sinh. Ở Việt Nam việc tiếp xúc da sau sinh giữa mẹ và trẻ sơ sinh đã được thực hiện ở rất nhiều bệnh viện.

Nuôi dạy con từ những cái ôm

9 lợi ích tuyệt vời của phương pháp da tiếp da
Phương pháp da tiếp da không chỉ thắt chặt mối dây liên kết kỳ diệu giữa cha mẹ và bé sơ sinh, nó còn mang lại những lợi ích lớn lao đối với sức khỏe của bé

Theo TS. Nguyễn Trọng Tiến: “Khi trẻ lớn hơn, việc ôm ấp giữa mẹ và trẻ vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn. Việc được mẹ “ôm bù” sau một ngày xa mẹ, do mẹ đi làm…sẽ giúp trẻ vui vẻ, giảm stress, tránh được các triệu chứng trầm cảm… Tuy nhiên, cha mẹ cũng lưu ý đến chất lượng của việc ôm ấp trẻ, thời gian ôm không quan trọng bằng chất lượng. Nếu trong quá trình ôm ấp trẻ, cha mẹ thì thầm những lời nói yêu thương, hoặc trò chuyện cùng con sẽ chất lượng hơn hẳn việc ôm con và ngồi xem tivi.

Cha mẹ hãy luôn giành thời gian cho trẻ, ở bên con, ôm ấp và thì thầm với trẻ. Khi được cha mẹ yêu thương thật nhiều qua những “cái ôm”, sợi dây tình cảm giữa trẻ và cha mẹ càng bền chặt, con sẽ khôn lớn nhanh hơn và sống tình cảm, gắn bó với gia đình hơn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *