Phòng bệnh ngày Tết cho trẻ em

shape

31 Oct

Julia PhạmOct 31, 2019

Phòng bệnh ngày Tết cho trẻ em

1.Bệnh về đường hô hấp

Ở  trẻ từ sơ sinh cho đến 3 tuổi thì vấn đề các bệnh về hô hấp thì bệnh hay thường gặp nhất. Nếu miền Nam thì thời tiết nóng , vào ngày Tết trẻ hay uống nước ngọt và nước đá; thì ở miền Bắc thì thời tết lạnh có khi là rét nên trẻ dễ bị mắc các bệnh như viêm họng. Nếu không điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến một số bệnh khác như nóng sốt và ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ. Ngày Tết, giấc ngủ của trẻ cũng bị xáo trộn, khói  bụi và gió lạnh sẽ làm trẻ dễ bị nhiễm bệnh về hô hấp và nặng hơn là dẫn đến suy hô hấp như: khó thở, khò khè, sốt và co giật. Do vậy, các bậc cha mẹ phải nên chú ý nhiều đến sức khỏe của trẻ không nên cho trẻ uống nước ngọt , nước đá quá nhiều, và phải giữ ấm cho trẻ khi trời rét.

2.Ngộ độc thức ăn

Tết  là thời gian các gia đình thay đổi thực đơn hàng ngày, và bố mẹ thường dẫn con đi chơi, thăm thú các khu vui chơi, du lịch,… Và trẻ sẽ có nhiều khả năng ăn những thức ăn lạ, thức ăn bên ngoài không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị nhiễm khuẩn. Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn thì trẻ có những biểu hiện như: nôn ói, đau bụng, tiêu chảy xuất hiện sau khi ăn từ 1 đến 3 giờ, trẻ nôn liên tục hoặc nhiều lần trong ngày. Tùy theo mức độ ngộ độc mà các triệu chứng nôn ói hay tiêu chảy diễn ra nhiều hay ít mà bạn nên có cách chăm sóc phù hợp. Chăm sóc trẻ đúng cách sẽ làm giảm đi tình trạng bệnh của trẻ và ngăn ngừa các biến chứng.
Phòng bệnh ngày Tết cho trẻ em

Đối với trẻ còn bú mẹ, bạn nên cho trẻ bú ít hơn bình thường, sau 8 giờ nếu trẻ không ói nữa mới cho bú lại. Còn với trẻ lớn hơn thì nên cho ăn cháo, cơm , bánh mì, súp để giúp hệ tiêu hóa mau hồi phục và men tiêu hóa hoạt động lại bình thường. Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất do tiêu chảy, cho trẻ uống nước biển khô (gói bù nước dạng viên hoặc bột) có bán ở các nhà thuốc, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu.

Cách phòng ngừa ngộ độc thức  ăn ngày Tết: Bạn nên đảm bảo cho trẻ ăn thức ăn hợp vệ sinh, chọn thức ăn được chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm, ăn chín, uống sôi. Bạn cũng nên dự trữ rau xanh, trái cây trước Tết, nấu ăn không khác nhiều so với ngày thường ở cách nêm nếm, không nên cho quá nhiều gia vị không phù hợp với trẻ. Phải kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ, không cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt hoặc ăn nhiều các thức ăn nhiều chất béo như bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng, đồ ăn nguội.  Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là nên giữ thức ăn lạnh nhưng không nên giữ quá 2 ngày. Hâm nóng lại thức ăn trước khi ăn và cho trẻ rửa tay trước khi ăn.

3.Dị vật mắc vào đường thở

Dị vật đường thở là tình trạng hạt dưa hấu, hạt bí, hoặc đồng tiền rơi vào đường thở làm tắc nghẽn có thể dẫn đến tử vong nếu không xử lý kịp thời. Dị vật đường thở thường xảy ra ở độ tuổi từ ăn dặm đến 3 tuổi. Ở độ tuổi này trẻ thích tò mò cho vào miệng những vật lạ. Nếu trẻ không cẩn thận sẽ làm những vật ấy vướng vào đường thở gây dị vật đường thở. Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị vật đường thở như trẻ đang ăn, chơi thì đột ngột ho sặc sụa, khó thở mặt tím tái sau đó thở ngước hoặc ngưng thở do tắc nghẽn đường thở. Nếu dị vật nhỏ không làm tắc nghẽn đường thở của trẻ hoàn toàn thì trẻ có thể thở rít kèm theo cơn ho rũ rượi, dồn dập, mặt đỏ gay.

Khi phát hiện trẻ bị dị vật đường thở nên tiếng hàn cấp cứu ngay để trẻ không bị ngạt thở. Nếu trẻ khó thở, mặt tím tái, vật vả hôn mê hãy thực hiện thao tác vỗ lưng, ấn ngực để trẻ không bị ngạt thở. Đối với trẻ lớn nên làm thủ thuật ép bụng để tống dị vật ra ngoài, sau đó đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.

Những cách phóng tránh dị vật đường thở ở trẻ:

  • Không nên cho trẻ ăn những lại quả có hạt như mãng cầu, dưa hấu, những loại hạt dưa, hạt bí,…
  • Không nên để hạt dưa, hạt bí gần tầm nhìn, tầm với của trẻ.
  • Không để vương vãi trên sàn nhà cỏ hạt dưa, hạt bí, hạt mãng cầu,…
  • Không cho trẻ chơi với các loại đồng tiền hay đồ vật nhỏ.
  • Nếu thấy trẻ đưa những thứ nói trên vào miệng , không nên la vội làm trẻ giật mình, nuốt luôn dị vật vào
  • Không cho trẻ ăn uống khi đang khóc. Không cho trẻ ngậm thức ăn trong miệng khi đùa giỡn.

Anh Tuấn

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *