Quá trình sinh con: Giai đoạn 1 – Chuyển dạ chuẩn bị sinh

shape

01 Oct

Khanh ElisaOct 01, 2019

Quá trình sinh con: Giai đoạn 1 – Chuyển dạ chuẩn bị sinh

Phần cuối của giai đoạn chuyển dạ đầu tiên, khi cổ tử cung của sản phụ nở được 8-10cm, được gọi là kỳ chuyển tiếp, đánh dấu giai đoạn căng thẳng nhất của quá trình sinh nở

Chuyển dạ chuẩn bị sinh
Khi cổ tử cung nở được 8 đến 10cm, bạn sẽ bước vào kỳ chuyển tiếp vì nó đánh dấu việc bạn sẽ chuyển sang giai đoạn hai của quá trình sinh con. Đây là giai đoạn căng thẳng nhất của sinh nở. Các cơn co thắt chuyển dạ diễn ra rất mạnh, cứ hai phút rưỡi đến ba phút một lần và mỗi lần kéo dài một phút hoặc hơn. Cơ thể bạn có thể bắt đầu run rẩy.

Vào thời điểm này, cổ tử cung đã giãn ra hoàn toàn. Quá trình chuyển giao kết thúc và em bé của bạn đã di chuyển xuống phần khung xương chậu một chút. Đây là lúc bạn bắt đầu cảm thấy áp lực lên trực tràng và có thể làm cho bạn có cảm giác muốn đi tiêu. Một số phụ nữ đã bắt đầu dùng lực để đẩy em bé ra ngoài, nhưng cũng có trường hợp bắt đầu rên rỉ với những cơn co chuyển dạ đầu tiên.

Thường lúc này bạn sẽ ra máu nhiều. Thậm chí bạn có thể cảm thấy buồn nôn hoặc có phản xạ nôn mửa đi kèm cơn đau chuyển dạ.

Quá trình sinh con: Giai đoạn 1 – Chuyển dạ chuẩn bị sinh

Ở giai đoạn chuyển giao của quá trình sinh con, bạn có thể cảm nhận rõ những thay đổi bên trong tử cung theo từng cơn co chuyển dạ

Một số em bé sẽ di chuyển xuống dưới sớm, người mẹ sẽ cảm thấy căng tức trước khi tử cung được mở hoàn toàn. Một số em bé khác ngược lại nên sẽ làm cho mẹ có thể không cảm thấy bất kỳ sức ép nào lên trực tràng mặc dù tử cung đã mở tối đa. Do đó, giai đoạn này ở mỗi thai phụ và mỗi lần sinh khác nhau, sẽ khác nhau.

Nếu bạn đã chọn cách sinh không đau, gây tê ngoài màng cứng, áp lực bạn cảm nhận được sẽ phụ thuộc vào loại và liều lượng thuốc bạn được tiêm và tốc độ đi xuống vùng xương chậu của em bé. Nếu bạn muốn mình được chủ động sinh con trong giai đoạn này, có thể yêu cầu bác sĩ tiêm thuốc gây tê ngoài màng cứng vào cuối quá trình chuyển giao này.

Kỳ chuyển tiếp sẽ kéo dài trong bao lâu?
Giai đoạn này có thể kéo dài trong vài phút cho đến vài giờ và sẽ nhanh hơn nếu bạn đã từng sinh con qua ngã âm đạo.

Mẹo nhỏ giúp bạn vượt qua giai đoạn này
Nếu bạn quyết định sinh thường và không dùng thuốc gây tê ngoài màng cứng, khi bắt đầu thấy bất lực vào khả năng xử lý các cơn đau chuyển dạ của mình là lúc bạn rất cần sự động viên, khuyến khích và hỗ trợ thêm từ những người xung quanh.

  • Massage cơ thể: Một số phụ nữ rất thích được xoa nhẹ, một số khác thích mạnh hơn và cũng có người không thích.
  • Đôi khi thay đổi một chút về tư thế cũng là cách giúp giảm đau, ví dụ, nếu cảm thấy đau ở thắt lưng, bạn hãy thử tư thế bò bằng tay và đầu gối để có thể làm giảm sự khó chịu.
  • Một cái khăn mát đặt lên trán hoặc một túi lạnh chườm trên lưng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn khi chuyển dạ.

Mặt khác, quá trình chuyển giao này sẽ khiến bạn muốn tập trung cao độ vào diễn tiến của nó, nhưng việc này là không nên, bạn có thể xao lãng sự chú ý của mình bằng cách nghe nhạc hay nói chuyện, thậm chí, một cái khăn mát hay cử chỉ yêu thương của chồng sẽ có thể có ích cho bạn vào lúc này.

Động viên bản thân rằng những cơn co thắt đau đớn này sẽ giúp cho em bé của bạn nhanh chóng ra đời và thử hình dung sự di chuyển xuống phía dưới của con bạn trong từng cơn co thắt.

Nếu có thể chịu đựng được đủ lâu mà không cần đến sự hỗ trợ từ thuốc, bạn sẽ được hướng dẫn cách vượt qua giai đoạn này với nguồn động viên liên tục rằng bạn đang thực hiện một công việc hết sức tuyệt vời và em bé của bạn sắp chào đời rồi.

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *