Ra dịch nhầy bao lâu thì sinh?

shape

31 Dec

Martin NguyenDec 31, 2019

Ra dịch nhầy bao lâu thì sinh?

Dịch nhầy cổ tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ, giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập bảo vệ thai nhi suốt 9 tháng trong bụng mẹ. Nút nhầy tử cung bong ra là một trong những dấu hiệu báo sinh mẹ cần chú ý. Vấn đề ra dịch nhầy bao lâu thì sinh là một điều mà các mẹ bầu, đặc biệt là mẹ mới lần đầu mang thai vô cùng quan tâm.

Chất nhầy cổ tử cung là gì?

Chất nhầy ở cổ tử cung là một trong những yếu tố đặc trưng của thai kỳ. Tuy được gọi là nút nhầy nhưng không có chiếc “nút” nào mà chỉ có Nơi đây tập hợp các niêm mạc tử cung dày tạo thành một nút bảo vệ ngăn cách bào thai với môi trường bên ngoài. Trong suốt thai kỳ, chất nhầy này đóng vai trò rất quan trọng giúp bảo vệ màng ối và thai nhi trong tử cung không bị vi khuẩn ở âm đạo tấn công.

Chất nhầy cổ tử cung có màu đục như tinh dịch hoặc dịch nhầy ở mũi khi bạn bị cảm. Khi mẹ bầu có dấu hiệu sinh, dịch nhầy có thể lẫn chút máu đỏ tươi hoặc hơi có màu nâu, đặc và dính. Dịch nhầy có thể chảy ra nhiều cùng lúc, liên tục hoặc lắt nhắt từng chút trong vài ngày mới dứt mà không có màu hay mùi gì.

Trước khi tử cung bắt đầu co thắt, nút nhầy sẽ bung ra và nhẹ nhàng thoát ra qua đường âm đạo của người mẹ, gây nên hiện tượng chảy dịch nhầy trong những ngày sắp sinh.

Ra dịch nhầy bao lâu thì sinh?

Ra dịch nhầy trong những tuần cuối kèm theo biểu hiện như bụng tụt xuống, rỉ ối hay máu báo là biểu hiện mẹ sắp lâm bồn

Dịch nhầy xuất hiện bao lâu thì em bé chào đời?

Ra dịch nhầy bao lâu thì sinh? Chắc chắn không phải là ngay trong ngày, hoặc thậm chí không phải là ngay trong tuần. Không phải chỉ khi chuyển dạ chất nhầy mới xuất hiện, chúng xuất hiện rải rác khi có sự giãn mở tử cung của mẹ. Điều này có thể xảy ra trước vài ngày hay thậm chí vài tuần trước ngày sinh.

Chính vì vậy, khi thấy xuất hiện các dịch nhầy vào những ngày cuối thai kỳ, mẹ cũng không cần ngay lập tức nhập viện mà cần theo dõi thêm một số dấu hiệu báo sinh khác như:

Dịch nhầy đổi màu: Dịch nhầy thay đổi màu sắc từ trắng trong sang màu kem và có thể lốm đốm máu (máu có thể đỏ tươi, hồng hoặc màu nâu tối).

Dịch nhầy đi kèm cảm giác đau bụng: Những cơn gò tử cung đi kèm cảm giác đau bụng thường xuất hiện trước khi sinh khoảng 12-24 giờ. Nếu ra dịch nhầy kèm theo dấu hiệu này, mẹ nên mang cả túi đồ đi sinh vào viện và đi cùng người thân để tiết kiệm thời gian.

Vỡ ối: Cho dù mẹ bầu chưa cảm nhận được cơn gò hay đau bụng nhưng có thể thai nhi sẽ chào đời bất cứ lúc nào.

Ra dịch nhầy bao lâu thì sinh?

“Đọc vị” ngay các dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần
Những ngày cuối thai kỳ, mẹ nào cũng đầy hồi hộp, ngóng trông khoảnh khắc bé yêu sẽ chào đời. Đôi khi, ngày dự sinh sẽ không chính xác bằng các dấu hiệu của cơ thể. Mẹ ơi, cùng "điểm danh" những dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần nhé.

Tuy nhiên, nếu ra dịch nhầy kèm theo những dấu hiệu dưới đây, mẹ cần phải đến bệnh viện ngay vì có thể một số biến chứng đã xảy ra.

Mẹ bầu bị hoa mắt, đau đầu hay đột nhiên cơ thể mẹ bị sưng phù: Đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ, mẹ nên nhanh chóng nhập viện.

Khi mẹ bầu bị vỡ ối và thấy có màu xanh hay nâu nhạt: Mẹ nhớ nhanh chóng vào viện vì đây có thể là “phân su” của bé. Đây là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé sẽ gặp nguy hiểm nếu hít hoặc nuốt phân su vào bụng. Trường hợp này, bác sĩ sẽ can thiệp để cuộc sinh nhanh nhất và em bé ra ngoài an toàn.

Ra dịch nhầy có nguy hiểm cho thai nhi không?

Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng, nút nhầy có tác dụng như một cổng bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm nhập của vi khuẩm âm đạo nên khi dịch nhầy thoát ra thai nhi sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Thực tế cho dù nút nhầy có bong hoặc vỡ ối, em bé của bạn vẫn được bảo vệ an toàn.

Những trường hợp xuất hiện dịch nhầy trong thai kỳ

Dịch nhầy có thể xuất hiện trong rất nhiều trường hợp. Sau khi khám phụ khoa hoặc sau khi giao hợp, dịch nhầy cũng có thể chảy ra. Đây là những hiện tượng bình thường mà bạn không cần lo ngại, nhưng nếu có máu xuất hiện đi kèm thì bạn nên đi khám để chắc chắn rằng thai nhi vẫn an toàn.

Thường dịch nhầy lẫn máu ít xuất hiện, trừ khi mẹ bị vỡ ối để chuẩn bị sinh, lúc này chất nhầy hòa vào nước ối và không còn trong suốt như lúc bình thường nữa.

Ra dịch nhầy bao lâu thì sinh?

Rỉ ối hay bị són tiểu, bầu cần phải rõ ràng
Rỉ ối kết hợp với cơn co tử cung có thể khiến túi ối nhanh chóng bị cạn kiệt và dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể gây sảy thai, sinh non. Nghiêm trọng là vậy, nhưng không phải mẹ bầu nào cũng phân biệt được tình trạng rò rỉ nước ối và trạng...

Trong những tháng cuối thai kì, mẹ bầu có thể thấy máu lẫn trong dịch nhầy thoát ra ngoài. Nguyên nhân là lúc này tử cung bắt đầu mỏng và giãn ra để chuẩn bị cho bé chào đời. Sự kéo giãn này khiến cho các mạch máu nhỏ ở cổ tử cung bị rách và chảy máu vào dịch nhầy.

Khi mẹ sinh, chất nhầy thoát ra ngoài lúc tử cung mở khi chuyển dạ và cả khi rặn đẻ. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy cổ tử cung đang mở rộng và mỏng dần đi nhanh chóng để chuẩn bị cho bé chào đời.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *