Rối loạn tiêu hóa khi mang thai: Cẩn tắc vô ưu!

shape

31 Dec

Khanh ElisaDec 31, 2019

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai: Cẩn tắc vô ưu!

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa gặp vấn đề bất thường, dẫn đến khó khăn trong vấn đề tiêu thụ thức ăn. Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân. Bầu cần tìm hiểu nguyên nhân để có hướng xử lý phù hợp nhất.

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai: Cẩn tắc vô ưu!

Rối loạn tiêu hóa không gây nguy hiểm nhưng sẽ làm mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu nếu không được xử lý kịp thời

Nguyên nhân bà bầu bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa thường khiến bà bầu bị táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu, đầy bụng, chán ăn… Tình trạng này thường xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Sở dĩ bà bầu bị rối loạn tiêu hóa thường do các nguyên nhân sau:

Thời kỳ này, nồng độ hormone trong cơ thể của người mẹ có sự thay đổi: Progesterone tăng lên làm giảm nhu động ruột, dẫn đến thức ăn chậm tiêu hóa. Và táo bón là hệ quả không thể thiếu.

Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi làm kích thước của tử cung cũng tăng lên làm chèn ép các cơ quan nội tạng, ruột già bị ép lại, ruột non bị đẩy lên nằm hai bên tử cung cũng là nguyên nhân góp phần làm tình trạng táo bón nặng hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, thời kỳ mang thai, mẹ bầu phải thường xuyên bổ sung viên sắt để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm mẹ bầu bị táo bón.

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai: Cẩn tắc vô ưu!

Bà bầu nên ăn gì để tránh táo bón?
Không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần, táo bón khi mang thai còn làm mẹ bầu luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dẫn đến tâm lý chán ăn, làm mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Bà bầu nên ăn gì để tránh táo bón? Thao khảo danh sách những thực phẩm sau đây nhé!

Một hệ lụy thường xảy đến khi mẹ táo bón lâu ngày là làm rối loạn nhu động ruột gây nên tình trạng tiêu chảy. Hoặc có thể khi mang thai, cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm với thức ăn, nhất là với những thức ăn bịn nhiễm khuẩn. Một số người còn không thể hấp thu được lactose trong các loại sữa dành cho bà bầu cũng gây nên tình trạng tiêu chảy.

Tỷ lệ tiêu chảy khi mang thai thường không nhiều như táo bón. Tuy nhiên, tiêu chảy kèm theo nôn mửa làm mẹ bầu rất mất sức và ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.

Bên cạnh đó, sự thay đổi nồng độ hormone progesterone tăng lên làm giảm sự vận động của các van nối thực quản với dạ dày khiến thức ăn và a-xít dịch vị dạ dày trào ngược trở lại thức quản làm mẹ bầu ợ hơi, đầy bụng, ăn không tiêu… rất khó chịu.

Cách điều trị chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nên ăn uống khoa học và có chế độ vận động hợp lý. Nên ăn nhiều chất xơ như trái cây, ngũ cốc, rau quả giúp hệ tiêu hóa tốt hơn.

Mẹ bầu nên uống nhiều nước mỗi ngày, từ 2,5-3 lít nước/ngày. Không uống những đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà, nước có ga, vì sẽ làm cơ thể mất nước. Khi bị tiêu chảy nên tránh cơ thể mất nước, nên tăng cường uống nhiều nước trái cây, nước oresol hoặc muối đường. Mẹ bầu cần lưu ý thức ăn hàng ngày, nên ăn những thức ăn dễ hấp thu như chuối, cà rốt, táo, khoai tây… Nên cẩn trọng với những sản phẩm từ sữa, nhưng nên dùng sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi, tránh ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, chiên xào.

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai: Cẩn tắc vô ưu!

Dinh dưỡng khi mang thai: Nên và không nên
“Ăn được ngủ được là tiên” là câu nói đặc biệt đúng với các bà bầu. Tuy nhiên mẹ đã biết hết những gì nên và không nên ăn khi mang thai hay chưa? Cùng tham khảo các nguyên tắc ẩm thực dành cho phụ nữ mang thai bên dưới nhé.

Mẹ bầu nên có chế độ ăn nhiều bữa trong ngày (5-6 bữa), mỗi lần ăn nên nhai kỹ để tránh bị đầy bụng, khó tiêu.

Ngoài ra, mẹ bầu tập thể dục và vận động nhẹ nhàng như đi bộ hay yoga cũng cải thiện chứng rối loại tiêu hóa khi mang thai. Việc tập thể dục đều đặn không những giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh mà còn khiến tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng. Mẹ bầu ngồi một chỗ, ít vận động sẽ càng khiến tinh thần mệt mỏi, cơ thể trờ nên ù lì, chậm chạp.

Trong trường hợp phải dùng thuốc như thuốc nhuận tràng…, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc uống.

Với những thông tin MarryBaby cung cấp về chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai trên đây có thể giúp mẹ bầu phần nào giải đáp thắc mắc cũng như hiểu và biết cách xử lý triệu chứng đáng ghét này. Đặc biệt, những mẹ bầu mang thai tháng cuối cần hết sức lưu ý. Báo cho bác sĩ ngay nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng. Rối loạn tiêu hóa khi mang thai tháng cuối có thể làm tăng nguy cơ dọa sinh non.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *