Rối loạn tự kỷ: Trẻ nào cũng có thể mắc phải (Phần 2)

shape

31 Oct

Cha Mẹ TốtOct 31, 2019

Rối loạn tự kỷ: Trẻ nào cũng có thể mắc phải (Phần 2)

Hiệu quả của việc can thiệp tùy thuộc những yếu tố nào?
Trước tiên, tại sao lại là can thiệp mà không phải là chữa trị? Vì tự kỷ chưa được xác định nguyên nhân, do đó không có thuốc điều trị. Đây là tình trạng tồn tại suốt đời và chỉ có thể can thiệp hành vi để giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng, chứ không phải một chứng bệnh có thể chữa dứt điểm. Do đó, phụ huynh có con em mắc hội chứng này cần làm quen với việc “sống cùng tự kỷ”.

Dưới đây là 3 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả can thiệp:

  • Tình trạng của trẻ tại thời điểm được phát hiện
  • Thời điểm bắt đầu can thiệp
  • Tính hợp tác của cha mẹ, người thân và những người ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ trong quá trình can thiệp của các chuyên gia

Rối loạn tự kỷ: Trẻ nào cũng có thể mắc phải (Phần 2)

Một dụng cụ dành cho trẻ tự kỷ để tăng cường cảm giác bàn tay

Có nên cho trẻ tự kỷ đi học?
Câu trả lời không phải là NÊN mà là CẦN. Trẻ tự kỷ cũng cần được đi học vì trẻ cũng có nhu cầu kết bạn cùng các nhu cầu xã hội khác mà cha mẹ và gia đình không thể thay thế được.

Đây hẳn là một vấn đề nan giải đối với phụ huynh bởi tại Việt Nam hệ thống trường chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ và số lượng trường nhận trẻ tự kỷ vào học còn khá hạn chế. Để trẻ tự kỷ có thể đi học như bao đứa trẻ khác, phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên để hướng dẫn trẻ theo cùng một phương pháp, bởi đặc tính của trẻ tự kỷ là các em chỉ hiểu và tiếp thu một cách thức giảng dạy nhất định, ví dụ khi muốn yêu cầu trẻ làm điều gì, chỉ dùng một câu lệnh duy nhất, hoặc với trẻ bị khiếm khuyết về mặt ngôn ngữ, có thể cần giao tiếp với trẻ bằng hình ảnh thay vì lời nói.

Một lưu ý với trẻ tự kỷ là trẻ thường bắt chước hành động của người khác một cách vô thức hoặc trẻ có thể bị bạn bè lợi dụng để sai khiến, dẫn đến vi phạm nội qui nhà trường. Do đó, khi trẻ được chẩn đoán tự kỷ, cha mẹ cần có giấy chứng nhận của bác sĩ về tình trạng của trẻ như một cách bảo vệ đứa trẻ, để trẻ tiếp tục được đi học.

Kinh nghiệm sống cùng trẻ tự kỷ
Tham gia buổi hội thảo, ngoài bác sĩ Quỳnh Trang còn có sự góp mặt của chị Cái Thị Ngọc Thủy. Chị hiện là điều phối viên nhóm Friendship, một tổ chức của các phụ huynh chăm sóc người khuyết tật và gia đình tại Úc. Trên hết, chị là một người mẹ đang nuôi nấng và dạy dỗ đứa con trai 13 tuổi mắc chứng rối loạn tự kỷ.

Phát hiện con mắc chứng tự kỷ khi con 2 tuổi, chị Thủy ngày đi làm, tối tham gia các lớp học chuyên đề, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng của con mình. Chị chia sẻ, nuôi dạy con đã khó, nuôi dạy trẻ tự kỷ còn khó hơn gấp nhiều lần. Điều cần nhất là cha mẹ phải kiên nhẫn dạy con đúng phương pháp vì chỉ cần bỏ lơ một giai đoạn, khi hành vi khác thưởng của trẻ đã trở thành thói quen, việc thay đổi sẽ vô cùng khó khăn.

(Còn tiếp)

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *