Rối loạn tự kỷ: Trẻ nào cũng có thể mắc phải (Phần 3)

shape

31 Oct

Cha Mẹ TốtOct 31, 2019

Rối loạn tự kỷ: Trẻ nào cũng có thể mắc phải (Phần 3)

Kinh nghiệm sống cùng trẻ tự kỷ (tiếp theo)
Dưới đây là một số kinh nghiệm dạy dỗ trẻ tự kỷ mà chị Thủy đã đúc rút được từ trường hợp của chính mình cũng như những phụ huynh khác trong các hội nhóm sống cùng tự kỷ tại Úc mà chị là người khởi xướng.

Đặc điểm của trẻ tự kỷ là chỉ tập trung vào cái bé thích nên bé không bao giờ để ý đến những gì ba mẹ đang muốn nói với mình. Vì thế, phụ huynh cần dựa vào sở thích của trẻ để tiếp cận, giáo dục. Ban đầu, trẻ có thể không để ý, thậm chí chống đối, đẩy ba mẹ ra nên phụ huynh cần đặc biệt kiên nhẫn.

Trẻ tự kỷ rất quan trọng phần thưởng cho những hành động của mình. Do đó, khi muốn trẻ làm hoặc không làm một việc nào đó, bạn cần cho trẻ biết trẻ sẽ được gì khi hoàn thành. Đây là cách hiệu quả để dạy dỗ trẻ. Việc giải thích dài dòng với trẻ tại sao vào lúc này hoàn toàn vô tác dụng vì trẻ chưa thể hiểu được. Phải tới một giai đoạn phát triển nhận thức nhất định, trẻ mới có thể hiểu được tại sao nên làm cái này hoặc không nên làm thế kia.

Một số trẻ tự kỷ có thể tiếp thu rất nhanh và bắt chước ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, do bản thân trẻ đang gặp phải tình trạng rối loạn ngôn ngữ nên cha mẹ chỉ dạy cho trẻ một ngôn ngữ nhất định tại một thời điểm.

Khi muốn yêu cầu trẻ thực hiện một chuỗi các hành động, ví dụ như: “Con ra cửa lấy đôi giày vào đây.”, phụ huynh cần chia nhỏ ra thành nhiều câu đơn lẻ vì trẻ sẽ không thể hiểu được câu nhiều vế.

Việc giáo dục giới tính cho trẻ nên bắt đầu càng sớm càng tốt chứ không nên đợi đến giai đoạn dậy thì. Khi trẻ có những hành động bất thường về giới, việc can thiệp có thể đã chậm trễ.

Quan trọng nhất, trẻ tự kỷ cần có thời khóa biểu cụ thể với các hoạt động liên tục vì nếu trẻ không có gì để làm, trẻ sẽ hành động bộc phát và khác thường theo ý mình.
Như đã nói ở trên, một khi hành động của trẻ trở thành thói quen, việc thay đổi sẽ rất khó khăn. Do đó, cha mẹ cần theo sát trẻ, phát hiện sớm hành vi bất thường của trẻ tự kỷ để kịp thời can thiệp, điều chỉnh.

Rối loạn tự kỷ: Trẻ nào cũng có thể mắc phải (Phần 3)

Một số học cụ dành cho trẻ tự kỷ

Thông tin cho bạn
Lưu ý rằng mỗi trẻ tự kỷ cần có chương trình can thiệp riêng biệt, vì thế, khi nghi ngờ trẻ mắc chứng tự kỷ, người nhà cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và can thiệp sớm.
Ngoài ra, phụ huynh có thể tham gia khóa học tại bệnh viện Nhi đồng I để có thêm kiến thức trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ tự kỷ. Khóa học được tổ chức 3 tháng 1 lần và kéo dài trong 2 ngày.

Phụ huynh có những thắc mắc liên quan tới chứng rối loạn tự kỷ có thể tìm tới các địa chỉ sau để được hỗ trợ:

Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục trẻ khuyết tật Thành Phố Hồ Chí Minh
108 Lý Chính Thắng, Quận 3, TP.HCM
SĐT: (08) 38 483 612
Câu lạc bộ Sống cùng tự kỷ
Địa chỉ: 40A Yên Đỗ, Phường 1, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Email: [email protected]
Hotline: 09 18 07 53 73, gặp anh Thái Thuận Hào, Phó CLB

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *