Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu là dấu hiệu đáng lo ngại

shape

29 Feb

Cha Mẹ TốtFeb 29, 2020

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu là dấu hiệu đáng lo ngại

Việc chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh khi mới chào đời cần hết sức cẩn thận, nếu không khéo có thể khiến rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu gây nhiễm trùng và nguy hiểm đến tính mạng.

Khi phát hiện những dấu hiệu rốn trẻ bị chảy máu, có mủ và mùi hôi… nhiều cha mẹ rất lo lắng, không biết phải xử lý như thế nào, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Quan ngại là đúng nhưng nếu hiểu biết vấn đề mẹ hoàn toàn có thể bình tĩnh xử lý.

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu là dấu hiệu đáng lo ngại

Nhiều mẹ sẽ “giật thót mình” khi thấy rốn trẻ bị chảy máu

Nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu

Khi còn trong bụng mẹ, rốn của trẻ đóng vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé. Khi chào đời, rốn trẻ vẫn chưa hoàn thiện, cần được chăm sóc để tự rụng mà không xảy ra bất kỳ biến chứng nào. Một số nguyên nhân có thể khiến rốn trẻ chảy máu sau sinh như:

  • Băng rốn của trẻ bị ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây chảy máu
  • Mẹ vệ sinh rốn cho trẻ mạnh, xước dẫn đến tổn thương
  • Côn trùng xăm nhập và cắn chảy máu
  • Quá trình rụng rốn bong tróc vảy nên chảy máu

Làm gì khi rốn trẻ chảy máu?

Hiện tượng rốn trẻ chảy máu không quá nguy hiểm, chỉ cần phương pháp chăm sóc hợp lý thì rốn sẽ nhanh chóng khô và bình thường trở lại. Những việc mẹ cần làm khi rốn trẻ chảy máu là:

  • Dùng tăm bông thấm khô máu. Mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm trẻ đau.
  • Giữ rốn và vùng da xung quanh luôn sạch sẽ và khô thoáng
  • Không cạy các mảng bám trên rốn trẻ, nó sẽ khiến rốn chảy máu
  • Không bịt rốn quá kín
  • Vệ sinh rốn bằng nước sôi để nguội từ 1 đến 2 lần/ngày
  • Không dùng sữa tắm, dầu thơm lên rốn trẻ.

Ngoài ra, mẹ cần đặc biệt lưu ý khi rụng rốn ở trẻ đến muộn, ướt và có mùi hôi. Giai đoạn đầu chưa có mủ, sưng tấy, trẻ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa. Đây là dấu hiệu rốn trẻ bị nhiễm khuẩn. Trường hợp này, mẹ cần vệ sinh rốn sạch sẽ, không để phân hay nước tiểu thấm vào. Nếu rốn có mủ thì nặn hết mủ, rửa bằng dung dịch oxy già, sau đó lau khô rồi rắc bột kháng sinh, dùng băng gạt vô trùng băng lại.

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu là dấu hiệu đáng lo ngại

Chăm sóc rốn sau khi rụng - 6 bước đơn giản mẹ cần biết!
Rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng vẫn cần được chăm sóc cẩn thận và lỹ lưỡng, vì vết thương còn chưa lành hẳn nên rất dễ bị viêm, nhiễm trùng rốn. Nhằm đảm bảo an toàn cho bé mẹ cần biết cách chăm sóc rốn sau khi rụng một cách khoa học và đúng đắn

Những lưu ý khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

Rốn trẻ sơ sinh là vùng khá nhạy cảm. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ sơ sinh cũng chư chăm sóc rốn trẻ, cha mẹ cần lưu ý:

  • Sử dụng dung dịch sát trùng chuyên dụng cho trẻ sơ sinh. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc chọn mỹ phẩm cho trẻ.
  • Bông, gạc, kềm… là những dụng cụ vệ sinh phải sạch sẽ, vô trùng.
  • Rửa sạch tay bằng dung dịch khử trùng trước khi vệ sinh rốn.
  • Thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương cho trẻ.
  • Chọn quần áo thoáng mát, rộng rãi không gây ảnh hưởng đến rốn.
  • Khi mặc quần áo cho trẻ, hạn chế động tới vùng rốn.

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu là dấu hiệu đáng lo ngại

Tắm cho bé đúng cách sẽ hạn chế tình trạng nhiễm trùng và chảy máu

Mẹo tắm bé không ảnh hưởng đến rốn

Các mẹ bỉm sữa, đặc biệt là các mẹ lần đầu “lên chức” thường cảm thấy bối rối khi tắm cho bé, vì bé quá bé bỏng và mong manh. Để rốn của bé không bị ẩm ướt trong quá trình tắm, mẹ nên tắm bé đúng cách như sau:

  • Lót một chiếc khăn vào đáy chậu để bé không bị trượt
  • Đổ nước vào chậu, đổ nước nóng trước và nước lạnh sau. Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm bé
  • Cởi áo của bé, chừa tã
  • Dùng khăn quấn kín phần chưa tắm
  • Dùng bông gòn thấm nước vắt ráo lau mắt, mũi, tai và mặt bé
  • Gội đầu cho bé, lau khô đầu
  • Lưu ý sau khi tắm bộ phận nào cần lau khô ngay lập tức, tránh để cơ thể bé bị ẩm dễ bị cảm lạnh
  • Mẹ chỉ nên tắm cho bé 1-2 lần/tuần
  • Không để bé một mình, không rời mắt khỏi bé
  • Nhiệt độ nước không quá 32 độ C
  • Mực nước trong chậu chỉ 5-8 cm

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu là dấu hiệu đáng lo ngại

4 lưu ý đặc biệt về thời gian tắm cho trẻ sơ sinh
Mẹ đã biết rằng trẻ sơ sinh không cần tắm mỗi ngày? Vậy, bao lâu thì cần tắm cho bé và mỗi lần tắm nên kéo dài bao lâu? Tắm cho bé vào lúc nào trong ngày? Ghi chú nhanh 4 lưu ý về thời gian tắm cho trẻ sơ sinh dưới đây nhé!

Thông thường rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu sẽ không quá nguy hiểm nếu như mẹ chăm sóc bé cẩn thận. Mẹ đừng quá lo lắng khi nhìn thấy những giọt máu này. Song song đó, khi rốn trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào mẹ cũng không nên tự ý xử lý, hãy đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc một cách tốt nhất.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *