Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, bị chảy máu & mủ sau khi rụng

shape

14 Apr

Cha Mẹ TốtApr 14, 2020

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, bị chảy máu & mủ sau khi rụng

Trong khoảng thời gian từ 5 -10 ngày, rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng. Nếu chăm sóc không đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập gây nhiễm trùng. Bài viết dưới dây chia sẻ một số dấu hiệu nhận biết các bệnh lý về rốn mà mẹ cần biết.

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, bị chảy máu & mủ sau khi rụng

Trước và sau khi rốn rụng mẹ cần phải vệ sinh rốn sạch sẽ hàng ngày

Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng

Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh sẽ diễn ra khoảng 7-10 ngày sau sinh. Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh sẽ diễn ra tự nhiên, không cần bất cứ sự can thiệp nào.

Quá trình chăm sóc rốn sau khi rụng cần hết sức cẩn thận và khoa học. Theo đó, mẹ hãy thực hiện theo quá trình sau:

  • Giữ gốc rốn luôn sạch
  • Giữ gốc rốn luôn khô
  • Tắm cho trẻ sơ sinh
  • Cẩn thận khi thay đổi tã
  • Chọn trang phục phù hợp
  • Để gốc rốn rơi tự nhiên

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu

Những việc mẹ cần làm khi rốn trẻ chảy máu là:

  • Dùng tăm bông thấm khô máu. Mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm trẻ đau.
  • Giữ rốn và vùng da xung quanh luôn sạch sẽ và khô thoáng
  • Không cạy các mảng bám trên rốn trẻ, nó sẽ khiến rốn chảy máu
  • Không bịt rốn quá kín
  • Vệ sinh rốn bằng nước sôi để nguội từ 1 đến 2 lần/ngày
  • Không dùng sữa tắm, dầu thơm lên rốn trẻ.

Nếu rốn có mùi hôi hoặc tiếp tục chảy máu nên đưa tới bác sĩ nhi khoa càng nhanh càng tốt.

Rốn trẻ sơ sinh chảy nước vàng

Hiện tượng này thường không xuất phát từ cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh của mẹ mà do bệnh lý. Cụ thể là bé bị chồi hạch rốn (granuloma), bản chất của các chồi này chính là mô hạt, các sợi bào, các mạch máu nhỏ. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nếu được điều trị sớm. Ngược lại có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao.

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi

Trẻ sơ sinh cần một khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày hoặc hơn để cuống rốn khô và rụng. Trong khoảng thời gian này, rốn giống như một cánh cửa chưa kịp đóng. Nếu mẹ vệ sinh không cẩn thận và chưa đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng, mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Tình trạng nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính khiến cuống rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi.

Để bảo vệ bé yêu, mẹ đừng quên những lưu ý quan trọng sau khi vệ sinh rốn cho bé nhé!

  • Thường xuyên lau rửa cuống rốn cho bé bằng cồn i-ốt 1%và oxi già sau khi tắm.
  • Thay tã thường xuyên. Nếu dùng tã vải, mẹ nên giặt sạch tả của bé bằng xà phòng và phơi nắng để tiêu diệt những vi khuẩn gây hại.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh cuống rốn cho bé.
  • Thay băng rốn mỗi ngày sau khi tắm cho con yêu.
  • Nếu băng rốn bị thấm phân hay nước tiểu phải thay ngay băng mới cho bé.
  • Cần tắm cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội trong tuần đầu mới sinh.
  • Bảo đảm vô trùng trước và sau khi sinh, dùng dụng cụ vô trùng để cắt và cột rốn trẻ.
  • Để rốn mau khô và nhanh rụng, mẹ có thể để hở và không băng kín khu vực này.
  • Tránh sử dụng những bài thuốc dân gian mà không có sự chỉ định của bác sĩ để rắc vào rốn bé.
  • Để phát hiện sớm trường hợp rốn trẻ sơ sinh có mủ, mẹ cần theo dõi tiến độ phục hồi của rốn, đặc biệt là quan sát chân rốn của bé mỗi ngày.

Rốn trẻ sơ sinh bị mưng mủ

Rốn trẻ sơ sinh có mủ là tình trạng cuống rốn của bé bị viêm nhiễm do vi trùng sinh mủ gây nên. Do rốn liên thông với các mạch máu nên bất kỳ tổn thương nào ở khu vực này cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới máu và các bộ phận bên trong cơ thể trẻ.

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra trường hợp này là do bố mẹ chưa vệ sinh rốn cho bé đúng cách như băng rốn quá chặt, không lau rửa rốn thường xuyên, quên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi lau rửa cuống rốn, sử dụng những bài thuốc dân gian để rắc lên rốn mà không có sự chỉ định của bác sĩ…

Thực hiện các bước chăm sóc tương tự như khi rốn có mùi hôi, hiện tượng mưng mủ sẽ sớm “biến mất”.

Rốn trẻ sơ sinh bị lồi

Hay còn gọi là thoát vị rốn. Thoát vị rốn xảy ra thường xuyên nhất ở các bé sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp. Dị tật này xảy ra nhiều hơn ở các bé gái.

Dấu hiệu nhận biết: Một khối tròn nổi lên ngay tại vị trí lỗ rốn. Bạn có thể nhìn thấy khối lồi này và cảm nhận nó khi ấn thật nhẹ nhàng lên vùng rốn.

Khi phát hiện bất thường này mẹ nên đưa bé đi khám để nhận được sự tư vấn kịp thời. Với những trường hợp được chẩn đoán là thoát vị nhẹ (lỗ thoát vị có đường kính dưới 2cm, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, không đau đớn, không quấy khóc) thì không cần quá lo lắng, lỗ thoát vị có thể tự liền lại khi bé được 12-24 tháng.

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, bị chảy máu & mủ sau khi rụng

Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời

Nhiễm trùng rốn

Đây là một trong những bệnh lý về rốn khá phổ biến về rốn của trẻ sau khi sinh. Nguyên nhân do mẹ sợ làm đau bé nên không dám đụng vào rốn mà sử dụng băng quấn kín, rốn của bé bị ẩm ướt, khó thoát ẩm, tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng.

Dấu hiệu nhận biết: Rốn sưng đỏ, rốn rỉ dịch, có mủ hoặc vẫn còn ướt sau khi rụng, rốn có mùi hôi, đỏ vùng da xung quanh rốn, rốn chảy máu

Có 3 mức độ chính khi trẻ bị nhiễm trùng:

  • Độ 1: Đỏ khu trú ở chân rốn, da bụng quanh rốn bình thường
  • Độ 2: Đỏ quanh chân rốn lan rộng ra da, đường kính >= 2 cm
  • Độ 3: Đỏ quanh chân rốn lan rộng ra da, đường kính >2 cm, không kèm viêm tĩnh mạch  vùng hạ vị

Điều trị: Sau khi đưa trẻ tới các cơ sở y tế thăm khám, mẹ nên chú ý trong cách chăm sóc rốn cho trẻ. Về cơ bản, các bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyên mẹ nên làm theo các bước sau.

  • Sau khi tắm sạch cho bé. Mẹ rửa tay, mang khẩu trang, chuẩn bi dụng cụ
  • Tay dùng gạt vô trùng nâng dây rốn lên, quan sát chân rốn,dây rốn, mặt cắt cuống rốn  và da xung quanh rốn, ghi nhận xem có các bất thường như (dịch, máu, mủ, da quanh rốn sưng đỏ) hay không
  • Dùng que gòn vô trùng  tẩm dung dịch sát trùng lau sạch xung quanh chân rốn, từ chân rốn lên dây rốn, kẹp rốn và mặt cắt cuống rốn .Sau đó khử trùng từ chân rốn ra da xung quanh rốn

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, bị chảy máu & mủ sau khi rụng

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, mẹ phải làm sao?
Khi rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi mẹ nên xử lý thế nào và đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các mẹ mới sinh.

Uốn ván rốn

Nguyên nhân do vi khuẩn Clostri diumtetani xâm nhập vào cơ thể trẻ qua vết cắt rốn. Về triệu chứng bệnh, có hai giai đoạn chính mà mẹ cần quan sát kỹ để phát hiện sớm:

  • Thời kỳ ủ bệnh: Thời gian trung bình khoảng 7 ngày, tùy theo mức độ độc tố mà vi khuẩn tiết ra có thể kéo dài hơn. Các dấu hiệu không rõ ràng.
  • Thời kỳ toàn phát: Trẻ sơ sinh sốt cao khoảng 38 – 39 độ C, bỏ bú, quấy khóc, hàm cứng càng ngày càng rõ, dần dần xuất hiện co giật và co cứng. Mỗi khi lên cơn co giật, mặt trẻ sơ sinh nhăn lại, sùi bọt mép, hai tay nắm chặt.. Nếu co giật mạnh liên tục kèm theo những cơn ngừng thở, trẻ tím tái, chân tay lạnh sẽ ảnh hưởng tới  tính mạng trẻ.

Điều trị: Nếu trẻ bắt đầu bỏ bú trong khoảng thời gian chưa rụng rốn, mẹ cần nghĩ đến bệnh về rốn này và sớm cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời. Lời khuyên từ các chuyên gia hàng đầu trong trường hợp này:

  • Nên đặt trẻ trong giường ấm, tránh tiếng động và ánh sáng
  • Bảo đảm nhu cầu nước, điện giải, năng lượng bằng truyền tĩnh mạch
  • Cho bé bú mẹ hoặc sữa đặc hiệu qua ống sonde dạ dày
  • Dự phòng viêm phổi do hít chất nhầy từ hầu họng bằng cách cho ăn ít hoặc không ăn nếu còn đe dọa nôn
  • Vệ sinh rốn bằng oxy già. Kháng huyết thanh chống uốn ván từ 10.000 – 20.000 đơn vị/ ngày
Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, bị chảy máu & mủ sau khi rụng

6 dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh
Lần đầu tiên sinh con hẳn bạn sẽ có nhiều lo lắng. Tuy không nhất thiết phải “hoảng loạn” với bất kỳ thay đổi nhỏ nhặt nào của bé nhưng mẹ cũng không nên lơ là, nhất là đối với những dấu hiệu dưới đây

Thoát vị rốn

Thông thường, sau 7 ngày, nếu được chăm sóc kỹ, cuống rốn trẻ sơ sinh teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ. Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự đóng lại khi trẻ lớn lên. Thoát vị rốn xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín.

Dấu hiệu nhận biết: Một khối tròn nổi lên ngay tại vị trí lỗ rốn. Khối thoát vị có thể to lên khi trẻ khóc, ho, ưỡn người để đi ngoài hay khi trẻ ngồi dậy.

Điều trị: Khi trẻ 1 tuổi, thoát vị rốn sẽ tự khỏi, bệnh không gây đau cũng như biến chứng nguy hiểm gì. Trường hợp bắt buộc phải phẫu thuật khi thoát vị rốn còn tồn tại tới 5 tuổi gây ra triệu chứng nghẹt

U hạt rốn

Đây là tình trạng chậm biểu bì hóa sau rụng rốn khiến mô hạt phát triển quá mức, thường xảy ra với những trẻ chậm rụng rốn.

Dấu hiệu nhận biết: Trẻ rụng rốn trễ, u hạt màu đỏ nhạt,  rỉ dịch vàng nhạt vùng rốn, mủ đục hôi nếu có bội nhiễm.

Điều trị: Nếu u hạt nhỏ được chấm đốt bằng Nitrat bạc 75% (Ag NO3) 2 lần/tuần trong 4 tuần. Bạn nên nhờ nhân viên y tế đến nhà để thực hiện thủ thuật này để tránh gây bỏng xung quanh chân rốn. Cần bôi vaseline xung quanh rốn trước khi thực hiện thao tác để tránh gây bỏng nếu thuốc có chạm xung quanh.

Hiểu rõ về nguyên nhân cũng như các dấu hiệu nhận biết bệnh về rốn trẻ sơ sinh giúp tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, bị chảy máu & mủ sau khi rụng

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *