Rụng trứng: Những điều bạn nên biết

shape

31 Jan

Martin NguyenJan 31, 2020

Rụng trứng: Những điều bạn nên biết

Rụng trứng là gì?

Ngay từ khi sinh ra, cơ thể mỗi phụ nữ đã có một lượng trứng nhất định trong buồng trứng và chờ đến ngày rụng trứng. Mỗi tháng sẽ có một quả trứng rời buồng trứng và rơi xuống tử cung. Hormone là yếu tố quan trọng của việc rụng trứng. Vào đầu mỗi chu kỳ, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hormone sinh dục đặc biệt, kích thích trứng chín và rụng tại một thời điểm phù hợp.

Thời gian rụng trứng của mỗi người đều khác nhau

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người thường kéo dài trong vòng 28 ngày và ngày rụng trứng là ngày thứ 14 của chu kỳ. Tuy nhiên, đối với một số người khác, sự rụng trứng diễn ra chậm hơn. Tùy vào chu kỳ kinh nguyệt mà thời gian rụng trứng của bạn có thể giao động từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 17 của chu kỳ. Để biết chính xác hơn, bạn có thể sử dụng phương pháp tính ngày rụng trứng của MarryBaby.

Rụng trứng: Những điều bạn nên biết

Xác định đúng thời gian rụng trứng giúp bạn chủ động phòng ngừa hoặc làm tăng khả năng mang thai.

Ngày rụng trứng là “thời điểm vàng” để có con

Nhiều người quan niệm rằng, thời điểm có khả năng thụ thai cao nhất là vào ngày trứng rụng. Thật ra, ngoài thời gian trứng rụng, bạn có cơ hội thụ thai cao hơn nếu quan hệ vào trước đó 3- 5 ngày. Vì trứng chỉ có khả năng sống từ 12- 24 tiếng sau khi rời buồng trứng còn tinh trùng thì có khả năng sống sót cao hơn, khoảng từ 3- 5 ngày nên nếu lúc trứng rụng nếu có tinh trùng chờ sẵn thì khả năng thụ thai cao hơn rất nhiều.

>>> Xem thêm: Dưỡng tinh trùng để sinh con khỏe mạnh

Chứng đau bụng khi xảy ra rụng trứng

Đây là một hiện tượng khá phổ biến, trung bình cứ 5 người thì sẽ có một người bị đau bụng vào ngày rụng trứng. Cơn đau do rụng trứng xảy ra ở cả bên phải hoặc bên trái phần bụng dưới, tùy theo trứng rụng từ buồng trứng bên nào. Có thể đau buốt, đau căng tức hoặc đau nhói và hầu như không có quy tắc nào cả. Cơn đau kéo dài rất khác nhau ở từng người, từ vài phút cho đến 48 giờ, nhiều người thậm chí còn cảm thấy buồn nôn.

>>> Xem thêm: Hiện tượng đau bụng trong ngày rụng trứng

Rụng trứng có thể xảy ra mà không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Có nhiều trường hợp, rụng trứng có thể xảy ra mà không đi kèm với chu kỳ kinh nguyệt. Cũng có cả trường hợp xảy ra chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại không rụng trứng.

Ngày rụng trứng, bạn thường gợi cảm hơn rất nhiều

Theo những nghiên cứu khoa học, da bạn thường có xu hướng đẹp hơn, mắt long lanh gợi cảm hơn trong thời gian rụng trứng. Ngoài ra, trong thời gian này, do nội tiết tố estrogen trong cơ thể tăng lên, chi phối nhiều đến cảm xúc của bạn khiến ham muốn của bạn trong những ngày này tăng lên rất nhiều.

Thời gian trứng làm tổ sau khi thụ thai

Trứng mất từ 6 đến 12 ngày để làm tổ để phát triển bào thai. Sau khi trứng đã được thụ tinh, cơ thể sẽ sản xuất progesterone để hỗ trợ bào thai phát triển cho đến khi nhau thai đã sẵn sàng để tiếp nhận dinh dưỡng mà cơ thể cung cấp cho thai nhi. Sớm nhất là một tuần sau khi thụ tinh, bạn có thể thấy một số dấu hiệu mang thai.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *