Sa dây rốn khi mang thai: Hiểm nguy rình rập
Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa qua cổ tử cung, thường xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Những trường hợp sa dây rốn sau khi vỡ ối, nếu không được cấp cứu kịp lúc có thể gây tử vong cho thai nhi.
Duy trì tư thế nằm thấp đầu, mông nâng cao để tránh dây rốn bị chèn ép
1/ Sa dây rốn có nguy hiểm?
Trong suốt thời gian bé ở trong bụng mẹ, dây rốn chịu trách nhiệm cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Nếu dây rốn không làm tròn “bổn phận” của mình, thai nhi sẽ không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
Sa dây rốn là biến chứng thường gặp trong giai đoạn cuối của thai kỳ, nhất là vào tuần thứ 38 của thai. Sa dây rốn sẽ gây cản trở đến việc co thắt máu dây rốn, gây suy thai cấp. Đặc biệt, sa dây rốn khi vỡ ối có thể gây tử vong cho thai nhi nếu không được lấy ra trong vòng 30 phút.
Hiện vẫn chưa có biện pháp ngăn ngừa tình trạng sa dây rốn khi mang thai. Tuy nhiên, nếu đang “sở hữu” một trong những yếu tố sau đây, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ, nhất là những tháng cuối thai kỳ hoặc nhập viện để được theo dõi và xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu chuyển dạ.
Tìm hiểu hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi
Dây rốn quấn cổ (hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ) là hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng, thường gặp trong những tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là thai nhi thường xuyên cử động trong bụng mẹ và thay đổi tư thế nên dễ bị dây rốn quấn quanh cổ
– Mẹ bầu có khung chậu hẹp, méo hoặc có khối u tiền đạo
– Mang song thai hoặc đa thai
– Ngôi thai bất thường
– Bất thường về dây rốn: dây rốn quá dài, nhau thai tiền đạo bám thấp
– Đa ối
Đa số các trường hợp sa dây rốn sẽ được chỉ định sinh mổ càng sớm càng tốt để đảm bảo thai nhi vẫn được cung cấp đủ oxy cho não.
6 trường hợp bắt buộc phải sinh mổ
Mẹ bầu thường nghĩ đến sinh mổ vì sợ mình không chịu đựng nổi sự đau đớn lúc sinh thường. Tuy nhiên, chỉ với 6 trường hợp sau, mẹ mới nên chọn sinh mổ!
2/ Mẹ bầu nên lưu ý những gì?
Khi phát hiện sa dây rốn, mẹ bầu nên theo dõi kỹ, thường xuyên khám thai định kỳ để kịp thời xử trí những trường hợp bất thường. Mẹ bầu cũng nên chú ý cử động hằng ngày của thai nhi, nếu thấy thai cử động ít hoặc yếu hơn hằng ngày, bạn nên đi khám để được theo dõi kỹ hơn.
Mẹ bầu phát hiện sa dây rốn ở những tuần cuối của thai kỳ cần hết sức cẩn thận. Nếu có gì bất thường, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để được xử trí kịp thời. Không nên cố gắng dùng tay đẩy dây rốn vào tử cung.
Để giảm nguy cơ chèn ép dây rốn quá nhiều, mẹ bầu có thể duy trì tư thế úp mặt xuống sàn nhà, nâng cao mông, đầu gối quỳ gập.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Làm thế nào để sinh thường khi có hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng?
- Dây rốn quấn cổ bé
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.