Sâu răng, phòng bệnh hơn chữa bệnh

shape

31 Oct

Martin NguyenOct 31, 2019

Sâu răng, phòng bệnh hơn chữa bệnh

Sâu răng là gì?

Khái niệm sâu răng qua lời của các bà mẹ thường được biến tấu theo kiểu như “vì con không đánh răng thường xuyên nên con sâu nó bò vào trong miệng và đục thủng răng của con”. Thật ra, “con sâu” ở đây chính là những mảng thức ăn thừa còn bám lại trên ăn bị chuyển hóa thành axit ăn mòn bề mặt răng tạo nên các lỗ hay còn gọi là “lỗ sâu răng”.

Chăm sóc răng miệng cẩn thận để phòng ngừa sâu răng

Gặp nha sỹ kiểm tra răng miệng định kỳ, đánh răng và dùng chỉ nha khoa là những bước cần thiết để phòng ngừa bệnh sâu răng cho trẻ. Mẹ nên tập cho bé những thói quen này ngay từ khi bé còn nhỏ để tạo thành một thói quen tốt về răng miệng và giúp bé bớt sợ hãi hơn khi tới nha sĩ.

Mẹ cũng có thể tham khảo thêm bài viết: Chăm sóc răng miệng cho bé những năm đầu đời

Có thể mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng, vi khuẩn sâu răng rất có thể lây từ người này qua người khác, vì vậy ngoài việc giữ vệ sinh răng miệng cho bé thì cả gia đình mình cũng nên chú ý đến vệ sinh răng miệng nhé! Nếu bàn chải của các thành viên trong gia đình được để cùng một chỗ, mẹ nên giữ không để mặt bàn chải tiếp xúc với nhau. Điều này làm giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn gây sâu răng lan truyền giữa các bàn chải. Mỗi người nên có một cái bàn chải của riêng mình và không nên dùng chung với người khác.

Sâu răng, phòng bệnh hơn chữa bệnh

Đánh răng một ngày hai lần là cách giúp bé phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Ăn uống lành mạnh để phòng ngừa sâu răng

Chỉ vệ sinh răng miệng không thì sẽ không đảm bảo ngăn ngừa được sâu răng. Các loại thực phẩm và thức uống mà mẹ cho bé ăn cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của “sâu răng”.

Trẻ sơ sinh và các bé còn nhỏ chỉ cần được bú sữa mẹ hay sữa bột là tốt nhất rồi. Tuy nhiên khi cho bé bú, mẹ nên bỏ thói quen ru ngủ bé bằng bình sữa đi nhé! Vì trong sữa có chứa chất làm ngọt tự nhiên sẽ đọng lại quanh răng bé, các vi khuẩn trên răng sẽ chuyển hóa các chất ngọt này thành axít và ăn mòn men răng sữa của bé. Tốt nhất là mẹ nên cất bình sữa đi mỗi khi con uống xong.

>>> Xem thêm: 10 nguyên tắc giúp con có thói quen ăn uống lành mạnh

Đối với những bé lớn, mẹ nên tránh cho bé uống các loại sữa có đường, nước ép hoa quả hay những đồ uống ngọt vì những loại thức uống này sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng đấy! Sau khi bé ăn uống đồ ngọt, mẹ nên nhắc bé súc miệng bằng nước ngay và đánh răng với kem đánh răng có chứa fluoride sau đó một giờ. Nhưng tốt nhất là mẹ nên cho bé uống nước lọc nhé!

Ngoài ra, các loại đồ ăn ít đường, thúc đẩy nhai và hỗ trợ tuyến nước bọt như phô mai và các loại rau củ cắt nhỏ được gọi là “thực phẩm tốt cho răng”. Mẹ có thể cho bé ăn nhiều loại thực phẩm này để giúp răng bé phát triển tốt hơn.

Một số nguyên nhân sâu răng khác và cách phòng ngừa

Ống hít và bình xịt hen suyễn

Những thứ này là một phần thiết yếu trong kế hoạch kiểm soát hen suyễn của một số trẻ. Tuy nhiên, bột trong một số bình xịt lại có tính axít và có thể gây tổn tương men răng. Vì vậy, nếu bé không kết hợp với vệ sinh răng miệng sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng sâu răng.
Để phòng ngừa sâu răng cho bé, mẹ nên cho bé súc miệng với nước ngay sau khi sử dụng bình xịt. Nhắc bé đánh răng 2 lần/ ngày nhưng đừng chải răng liền sau khi xịt thuốc mà nên chờ khoảng 30-60 phút.

Các loại dược phẩm khác

Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của con bạn. Nên kiểm tra nhãn của bất cứ loại thuốc nào xem có chứa chất làm ngọt không, đặc biệt là nếu bé sẽ phải dùng thuốc trong một thời gian dài. Mẹ cũng nên khuyến khích các bé súc miệng với nước ngay sau khi uống thuốc và chải răng với kem đánh răng có chất flouride sau đó một giờ.

Nước bọt giúp làm sạch và bảo vệ răng của bé. Không có sự trợ giúp của tuyến nước bọt, bệnh sâu răng và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác sẽ trở nên phổ biến. Tuy nhiên, một số dược phẩm có khả năng làm giảm chức năng tiết nước bọt khiến miệng của bé bị khô. Trong trường hợp này, mẹ nên trao đổi với bác sĩ hay dược sĩ về tác động của thuốc lên tuyến nước bọt và răng bé. Các bé lớn hơn có thể nhai sing gum không đường, chúng kích thích tuyến nước bọt và giúp bảo vệ răng không bị sâu.

* Thực phẩm và dược phẩm không phải là những thứ duy nhất bào mòn răng. Nôn mửa hay trào ngược dạ dày cũng có thể dẫn tới các tác động xấu. Nếu con bạn bị viêm dạ dày, hãy bảo vệ răng của bé bằng cách cho bé súc miệng bằng nước ngay sau khi bé nôn và đánh răng với kem đánh răng có chứa fluoride sau đó một giờ.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *