Sảy thai liên tiếp: Nỗi đau của mẹ!
Chưa kịp tận hưởng niềm vui làm mẹ bao lâu, nhiều người đã phải chịu nỗi đau sảy thai
1/ Nguyên nhân sảy thai liên tiếp
Có khoảng 1% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng sảy thai, và có 30% trong số đó không bao giờ biết được nguyên nhân. Không phải lần sảy thai nào cũng có nguyên nhân giống nhau, nhưng một số lý do sau có thể là “thủ phạm” khiến bạn bị sảy thai 2, 3 lần liên tiếp.
– Bất thường nhiễm sắc thể: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm 70% các trường hợp sảy thai liên tiếp, chủ yếu ở phụ nữ trên 35 tuổi.
– Tuổi tác: Những phụ nữ trên 40 tuổi có tỷ lệ sảy thai khá cao, trên 33%.
– Tử cung khác thường: Một số phụ nữ được sinh ra với một tử cung đôi hoặc có hình dạng bất thường làm tăng nguy cơ sảy thai.
– Cổ tử cung yếu: Đây có thể là thủ phạm gây sảy thai vào ba tháng giữa hoặc sinh non.
– Thiếu Progesterone: Progesterone đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai, chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra môi trường giàu dinh dưỡng để nuôi thai.
– Hội chứng buồng trứng đa nang: gây ra hơn một phần ba tỉ lệ sảy thai liên tiếp.
– Bệnh tiểu đường: phá vỡ sự cân bằng lượng đường trong cơ thể.
– Nhiễm khuẩn: Một số bệnh nhiễm khuẩn có thể gây sảy thai. Tuy nhiên, lý do này thường bị bỏ qua vì hầu hết các bà bầu không xét nghiệm nhiễm trùng nếu không có triệu chứng nhiễm trùng.
– Tinh trùng lỗi: Mặc dù hiếm nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp.
Hiểu về sảy thai để có thai kỳ an toàn
Tất cả các mẹ bầu đều nên biết những kiến thức cơ bản về sảy thai để phòng tránh, bảo đảm cho mẹ một thai kỳ an toàn và con sinh ra được khoẻ mạnh.
2/ Chẩn đoán đúng nguyên nhân sảy thai kép
Một xét nghiệm máu là cách hiệu quả giúp bạn xác định được nguyên nhân gây sảy thai. Các cặp vợ chồng có thể được xét nghiệm hội chứng kháng phospholipid (APS) để phát hiện kháng thể cơ thể sản xuất để chống lại tình trạng đó.
Hội chứng kháng phospholipid có liên quan với các biến chứng khi mang thai, như sảy thai, hạn chế sự phát triển của thai nhi và tiền sản giật. Hai xét nghiệm được thực hiện, cách nhau sáu tuần để có một kết quả chính xác.
Xét nghiệm cũng giúp bạn phát hiện nhiễm sắc thể bất thường. Ngoài ra, bạn có thể chẩn đoán nguyên nhân sảy thai bằng cách kiểm tra các mô. Các chuyên gia có thể phát hiện nhiễm sắc thể bất thường hoặc các vấn đề di truyền khác. Công nghệ siêu âm cũng cho phép bạn phát hiện những tử cung bất thường hay cổ tử cung bị suy yếu. Tùy thuộc vào sự bất thường mà có thể tìm cách điều trị thích hợp.
Sảy thai và những lưu ý khi muốn có thai lại
Việc mất mát một em bé là tổn thương lớn với các cặp vợ chồng, nhưng điều đó không thể ngăn cản cả hai tiếp tục cố gắng có con. Đa số những mẹ từng bị sảy thai không do nguyên nhân bệnh lý sẽ có thai lần tiếp theo khỏe mạnh. Sảy thai thường diễn ra trong 24 tuần đầu của thai kỳ, vì vậy, mẹ không...
3/ Điều trị sảy thai liên tiếp
Dù sảy thai liên tiếp 2, 3 lần và không tìm được nguyên nhân, bạn vẫn có khả năng có một thai kỳ khỏe mạnh. Thực tế, có hơn 2/3 phụ nữ gặp tình trạng sảy thai liên tiếp vẫn có khả năng mang thai và sinh con một lần nữa.
Những trường hợp sảy thai do bất thường nhiễm sắc thể có thể gặp nhiều khó khăn hơn. Không một chuyên gia nào có thể khẳng định khả năng thụ thai, thậm chí dự đoán được khả năng tái phát của những trường hợp này.
Tham khảo ý kiến một chuyên gia di truyền để phân tích những khả năng có thể sảy ra là lựa chọn tốt nhất của bạn trong trường hợp này. Nếu có đủ các xét nghiệm cần thiết, khả năng cải thiện vấn đề và tìm ra giải pháp cũng cao hơn nhiều.
Cảm thấy chán nản và tuyệt vọng khi bị sảy thai liên tiếp điều bình thường. Tuy nhiên, bạn không nên tự cô lập bản thân mà nên tìm sự trợ giúp từ bạn bè hoặc các chuyên gia. Việc chăm sóc và quan tâm bản thân có thể là một điều kiện tiên quyết cho một thai kỳ thành công.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Chữa mẹo sảy thai bằng ăn mía luộc
- Sảy thai liên tiếp
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.