Siêu âm đầu dò có hại không, có ảnh hưởng tới thai nhi?

shape

31 Dec

Khanh ElisaDec 31, 2019

Siêu âm đầu dò có hại không, có ảnh hưởng tới thai nhi?

Siêu âm đầu dò giúp phụ nữ kiểm tra tình trạng sức khỏe cơ quan sinh sản, giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý gồm u nang buồng trứng, ung thư các cơ quan sinh sản, có thai ngoài tử cung…Với mẹ mới mang thai lần đầu cần biết Siêu âm đầu dò có hại không và độ chính xác là bao nhiêu?

Siêu âm đầu dò là gì?

Siêu âm đầu dò là loại siêu âm vùng chậu được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để thăm khám, chẩn đoán phát hiện các bệnh lý ở tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và âm đạo của chị em.

Siêu âm đầu dò có hại không, có ảnh hưởng tới thai nhi?

Siêu âm đầu dò giúp phát hiện chính xác các bệnh liên quan đến sinh sản của phụ nữ

Phương pháp này áp dụng kỹ thuật sử dụng sóng âm tần cao tiếp xúc qua ngõ âm đạo để hiện thị hình ảnh chuyên sâu, có độ chính xác cao. Bác sĩ sẽ chèn một đầu dò siêu âm khoảng 2 đến 3 inch vào ống âm đạo. Qua đó, tình trạng sức khỏe của các cơ quan bên trong sẽ được xác định, chẩn đoán kịp thời bệnh lý nếu có.

Vì sao cần siêu âm đầu dò?

Siêu âm đầu dò được chỉ định khi bác sĩ cảm thấy có những bất thường trong cơ thể bệnh nhân và muốn kiểm tra chi tiết về tử cung, buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung. Siêu âm đầu dò cũng dùng để đánh giá tình trạng rụng trứng, sự phát triển của trứng cũng như độ dày niêm mạc tử cung…

Đối với phụ nữ mang thai, việc siêu âm đầu dò sẽ giúp bác sĩ xác định vị trí chính xác của thai nhi nhằm phát hiện những trường hợp thai ngoài tử cung. Điều này giúp ngăn ngừa hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra như thai ngoài tử cung vỡ ra gây nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống dẫn trứng…

Vào thời điểm tuần thai thứ 6 đến thứ 8, siêu âm đầu dò còn có tác dụng đánh giá tim thai. Việc này giúp theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi.

Siêu âm đầu dò có hại không, có ảnh hưởng tới thai nhi?

Lịch khám thai định kỳ cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ
Trong trình mang thai, mẹ bầu nên chú ý lịch khám thai định kỳ, bên cạnh đến chế độ dinh dưỡng khoa học và luyện tập hợp lý. Việc này giúp mẹ tránh những bất trắc đáng tiếc xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và em bé trong bụng.

Thời điểm cần siêu âm đầu dò

Khoan hãy lo lắng siêu âm đầu dò có hại không, mẹ hãy quan tâm thời điểm cần thực hiện siêu âm đầu dò. Khi có những vấn đề sau, mẹ cần thực hiện siêu âm đầu dò ngay:

  • Đau vùng xương chậu
  • Thăm khám, kiểm tra sức khỏe vùng xương chậu
  • Kiểm tra u nang buồng trứng, u xơ tử cung
  • Kiểm tra vị trí đặt vòng tránh thai
  • Mang thai ngoài tử cung

Đối với mẹ bầu, việc siêu âm đầu dò do bác sĩ chỉ định với mục đích:

  • Theo dõi nhịp tim thai
  • Chuẩn đoán sảy thai
  • Xác định nguyên nhân gây chảy máu bất thường
  • Theo dõi cổ tử cung để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Siêu âm đầu dò có hại không?

Nhiều mẹ rất quan tâm việc siêu âm đầu dò có hại không và sẽ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào khi trực tiếp chạm vào “nơi nhạy cảm”.

Siêu âm đầu dò có hại không, có ảnh hưởng tới thai nhi?

Siêu âm đầu dò được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, không ảnh hưởng tới thai nhi

Siêu âm đầu dò thường được thực hiện bởi các bác sĩ lành nghề, có kinh nghiệm chuyên môn cao. Thực tế, trong quá trình siêu âm thai, bác sĩ sẽ di chuyển thiết bị quanh âm đạo mẹ bầu chứ không chạm vào cổ tử cung nên không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi. Điều này không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đến tử cung và cổ tử cung.

Chuẩn bị gì để siêu âm đầu dò?

Tương tự như các loại siêu âm khác, siêu âm đầu dò không yêu cầu mẹ phải chuẩn bị gì nhiều. Tùy vào lý do siêu âm cùng với hướng dẫn của bác sĩ, mẹ có thể chuẩn bị bàng quang trống rỗng hoặc căng đầy. Nếu cần làm căng đầy bang quang, mẹ có thể uống nhiều nước trước khi siêu âm 30 phút đến 1 tiếng.

Việc siêu âm này hoàn toàn không gây đau đớn tuy nhiên có thể khiến mẹ cảm thấy hơi khó chịu. Đối với phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào tới sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu hãy an tâm tìm hiểu, không nên tự gây căng thẳng cho mình vì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Siêu âm đầu dò có hại không, có ảnh hưởng tới thai nhi?

Các thăm khám cần thực hiện khi mang thai 3 tháng đầu
Việc khám thai định kỳ là vô cùng quan trọng để theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt trong ba tháng đầu thai vì đây được xem là giai đoạn nhạy cảm với thai nhi. Ở giai đoạn này, bé chỉ mới đang tượng hình trong bụng mẹ và nguy cơ bị sảy là rất cao. Cũng “điểm danh” những...

Mẹ bầu sẽ có rất nhiều siêu âm, xét nghiệm cần làm trong thời gian 9 tháng dài. Những lần thăm khám này đều được bác sĩ chuyên khoa chỉ định với mong muốn đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé một cách tốt nhất. Siêu âm đầu dò có hại không, mẹ không cần quá tâm nhé!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *