Sinh con thành công cũng cần nhiều "bí kíp
Đừng tăng cân quá nhiều
Nhiều người mang tâm lý “ăn cho hai người” nên khi mang thai thường ăn uống “vô tội vạ”. Kết quả là tăng cân quá nhiều trong thai kỳ, thậm chí có người lên hẳn 20 kg trong suốt thai kỳ. Trái với suy nghĩ này, thật ra, các mẹ chỉ nên tăng khoảng từ 8 – 11 kg là vừa đủ rồi. Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ gây ra nhiều nguy cơ tổn hại sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Thai phụ béo phì thường có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tiền sản giật và dễ bị ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng, những người thai phụ “quá khổ” thường gặp khó khăn khi sinh con, thường phải mổ mới đảm bảo được “mẹ tròn con vuông”
Cuộc chuyển dạ của những thai phụ béo phì thường không giống bình thường khi mà nguy cơ vai của bé bị kẹt ở xương chậu thường rất cao. Việc theo dõi nhịp tim của bé cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do thành bụng của mẹ dày hơn bình thường. Nguy cơ sinh mổ và các biến chứng khi sinh con cũng nhiều hơn.
>>> Xem thêm: Tăng cân “thông minh” khi mang thai
Bạn nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang thai, tránh ăn quá nhiều mà nên tập trung bổ sung các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là axit folic. Nên chia bữa ăn hàng ngày ra thành nhiều bữa, ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và chất xơ cho cơ thể.
Thừa cân béo phì khi mang thai sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng
Tập thể dục thường xuyên
Hẳn bạn cũng biết tập thể dục khi mang thai mang lại nhiều lợi ích đúng không? Những bài thể dục ngắn và đều đặc sẽ giúp bạn tăng cường sự dẻo dai của cơ thể, tăng cường hoạt động của hệ tim mạch, tuần hoàn máu giúp giảm mệt mỏi khi mang thai.
Tập thể dục khi mang thai cũng giúp bạn chuẩn bị thể trạng tốt nhất cho công cuộc sinh con của mình, giúp bạn giảm bớt sự đau đớn khi sinh, thậm chí còn có thể rút ngắn thời gian sinh của bạn.
>>> Xem thêm: Tập thể dục khi mang thai sao cho mẹ khỏe
Bạn nên dành từ 15 – 20 phút mỗi ngày cho những bài tập nhẹ nhàng hoặc những môn thể thao không đòi hỏi quá nhiều thể lực như đi bộ, bơi lội, yoga,…
Ngoài ra, bạn nên tập thêm bài thể dục Kegels, bài thể dục tăng sự dẻo dai cho vùng xương chậu của bạn. Bên cạnh đó, tập thể dục khi mang thai cũng giúp bạn duy trì vóc dáng, hạn chế tăng cân quá nhiều khi mang thai.
>>> Xem thêm: 6 bài tập giúp mẹ đỡ “vã mồ hôi” khi sinh con
Tìm hiểu về thai kỳ của mình
Trang bị kiến thức đầy đủ về thai kỳ không bao giờ là quá thừa. Biết rõ về thai kỳ giúp bạn chủ động động chăm sóc bản thân, tránh có những hành động gây nguy hại đến bé cưng trong bụng, biết được những dấu hiệu xấu như đau bụng dưới, chảy máu âm đạo bất thường… để nhanh chóng nhờ sự trợ giúp của các bác sĩ y khoa.
Bạn cũng tránh được những bỡ ngỡ ban đầu khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Biết được sự phát triển của thai nhi qua các tuần cũng giúp bạn chủ động trong việc chăm sóc bé cưng, chủ động giáo dục con ngay từ trong bụng mẹ.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.