Sinh non: Nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ
Có thể mẹ sẽ nghe nhiều đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, SIDS, hằng năm cướp đi sinh mạng của hơn 2000 đứa trẻ, hầu hết không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn bất cứ căn bệnh nào khác, sinh non mới là mối đe dọa lớn nhất đến sức khỏe và sự an toàn của trẻ.
Trẻ tử vong do biến chứng xuất phát từ sinh non diễn ra thường niên với hơn 1 triệu ca trên toàn thế giới, nhiều hơn bất cứ căn bệnh nào khác.
Sinh non là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh
1/ Mẹ biết gì về sinh non?
Sinh con trước khi đạt mốc 37 tuần có nghĩa là sinh non, với các xếp hạng khác nhau cho dưới 28 tuần là quá sớm, 28-32 tuần là rất sớm, và 32-37 tuần là thứ hạng trung bình. Theo các chuyên gia, những tuần cuối của thai kỳ đặc biệt quan trọng, và chính là cột mốc phát triển nhảy vọt của trẻ trước khi chào đời. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sinh non, nhưng trong số đó có thể phòng tránh và ngăn ngừa, chẳng hạn như bệnh viêm nhiễm hay tiểu đường.
2/ Sinh non ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
Nhắc đến biến chứng xuất phát từ sinh non, mẹ có thể nhận được hàng tá câu trả lời. Một vài biến chứng cướp đi tính mạng của trẻ, nhưng cũng có những biến chứng theo trẻ suốt cả cuộc đời.
Các biến chứng hàng đầu có thể kể đến như các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa kém phát triển, không dung nạp thức ăn, nhiễm trùng, mất nước, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, chậm phát triển, khả năng nhìn và nghe có vấn đề.
3/ Phòng tránh sinh non bằng cách nào?
Mẹ bầu nhất định phải nâng cao nhận thức về sinh non, đặc biệt là các nguy cơ để trang bị sẵn những phương pháp phòng tránh và bảo vệ thai kỳ. Cẩn thận với những nguy cơ sau:
-Tiền sử sinh non: Nếu đã từng có tiền sử sinh non, chắc chắn khi mang thai lần hai, nguy cơ bạn sinh non sẽ rất cao, đặc biệt khi 2 lần sinh quá gần nhau.
–Mang song thai, đa thai: Với mẹ bầu mang song hay đa thai, rủi ro sinh non cũng gây hoang mang không kém. Tư vấn với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
-Bất thường tử cung: Viêm nhiễm tử cung – cổ tử cung, nhau bong non, có thể dẫn đến tình trạng vượt cạn sớm hơn dự kiến 3-4 tuần.
-Cao huyết áp mãn tính: Huyết áp cao trước khi thụ thai sẽ tăng nguy cơ sinh con sớm ở mẹ bầu. Tiền sản giật cũng làm tăng rủi ro không mon muốn này.
-Bệnh tiểu đường: Dù là loại 1 hay loại 2, khả năng sinh non vẫn rất cao. Giữ lượng đường trong máu ở phạm vi lành mạnh sẽ giúp bạn giảm rủi ro này.
Tiểu đường thai kỳ: Giới hạn nào an toàn?
Khi mang thai, khoảng 2-10% mẹ bầu “dính” phải tiểu đường thai kỳ, bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên chủ động kiểm soát lượng đường trong máu trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, mức đường huyết như thế nào là bình...
–Hút thuốc lá: Là nguyên nhân hàng đầu gây ra sinh non, nhưng cũng là nguy cơ dễ kiểm soát nhất. Nhất định phải bỏ hút thuốc khi mang thai.
–Uống rượu: Dù chỉ là nhấm nháp đôi chút, bạn cũng nên tuyệt đối tránh xa chất cồn trong thai kỳ.
-Tuổi tác: Độ tuổi dưới 18 và trên 30 có nguy cơ sinh non cao hơn.
-Thiếu chăm sóc tiền sản: Sự thiếu chuẩn bị có thể dẫn đến các nguy cơ và biến chứng sinh non.
-Thiếu dinh dưỡng: Chỉ số BMI càng thấp, tức là thiếu cân, bạn rất dễ có nguy cơ sinh non.
-Viêm nhiễm: Đặc biệt nhiễm trùng đường tiết niệu hay viêm nhiễm tử cung, nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non ở tuần thứ 22-27.
>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:
- Làm thế nào để phòng tránh sinh non?
- Giúp mẹ phòng tránh sinh non
- Cách xử lý khi có dấu hiệu sinh non
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.