Sốc tâm lý khi có thai

shape

01 Feb

Khanh ElisaFeb 01, 2020

Sốc tâm lý khi có thai

>> Chuẩn bị có thai: Mẹ đã sẵn sàng chưa?

>> 20 điều cần làm khi chuẩn bị có thai

Đó là những phản ứng tức thời và rất đỗi bình thường. Sự mất cân bằng cảm xúc có thể kèm theo đôi chút lo âu hoặc sợ hãi, hốt hoảng, bối rối và giận dữ trước sự kiện bất ngờ này.

Những nốt trầm trong cảm xúc

Nhiều phụ nữ đã mô tả cảm giác bối rối của họ như: “Mặc dù họ muốn lúc nào đó sẽ có con, nhưng không phải quá sớm như thế”; “Tôi lo lắng đến khó thở khi ở trong tình thế chẳng thể thoái thác được nữa”; “Mỗi ngày của tôi trôi qua trong sự hoài nghi, tự hỏi rằng liệu đây có phải là điều tôi / chúng tôi muốn?”…

Cảm giác khi nhận thấy những dấu hiệu có thai như thế nào là tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể của bạn. Nếu đang trên đà phát triển sự nghiệp hay học tập, hoặc đã lên kế hoạch không sinh thêm con nữa, thì việc mang thai sẽ đảo lộn tất cả. Nếu chưa kết hôn, có thể bạn sẽ gặt nhiều nỗi buồn khi đứng trước dư luận. Và sự kiện ngoài mong đợi này còn tác động đến nửa kia của bạn nữa.

 

Sốc tâm lý khi có thai

Mang thai ngoài ý muốn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn

Hàng loạt câu hỏi    

Một thai kỳ mới hầu như luôn đặt ra rất nhiều câu hỏi cho bạn. Cảm giác sốc có thể đi kèm với sự mơ hồ và phân vân. Con bạn cần hơn 9 tháng để phát triển, lớn lên và chuẩn bị cho cuộc sống sau khi chào đời. Bạn cũng cần chừng đó thời gian để điều chỉnh, thực hiện kế hoạch, khám phá những gói chăm sóc sản phụ đa dạng, sinh con và nuôi con. “Đấu trường” mới này của cuộc đời thường tiềm ẩn nhiều khó khăn chờ bạn thể hiện bản lĩnh đấy.

Bạn có thể cảm thấy không chắc chắn và tự tin lắm về vai trò làm mẹ sắp tới, cách nào để cân đối về mặt tình cảm, chăm sóc bản thân, tài chính, ảnh hưởng của việc mang thai và nuôi con nhỏ đối với sự nghiệp và việc học tập sắp tới của bạn, sự nghiệp của chồng…

Khi hình dung về những khó khăn, bạn sẽ chủ động chuẩn bị “chiến thuật” để đối mặt với chúng. Trong quá trình này, bạn có thể thảo luận với bạn đời, tham khảo ý kiến và học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, gia đình, người thân, người quen… để lên kế hoạch thật chặt chẽ.

Đừng trải qua mọi thứ một mình

Cảm xúc của bạn sẽ thay đổi lên xuống, đó là điều khó tránh khỏi khi mang thai. Lúc này, một kế hoạch chăm sóc thai kỳ và kế hoạch sau sinh sẽ được thảo luận. Bạn cần thương lượng với ba của bé về mức độ hỗ trợ và quan tâm cần thiết. Ngay cả khi chuyện bầu bí được lên kế hoạch thực hiện tài chính từ trước thì giờ đây bạn vẫn lo lắng hay sợ hãi đôi chút. Ngay lúc này, bạn nên chuẩn bị ngay cho mình một “mạng lưới” hỗ trợ tin cậy, hiệu quả và luôn sẵn sàng giúp đỡ: ba mẹ bạn, ba mẹ anh ấy, những cô bạn thân thiết…

Nếu trạng thái không sẵn sàng vẫn tiếp tục kéo dài với diễn biến xấu như lo lắng quá độ, mất ngủ, ủ ê, dễ khóc vô cớ, giận dữ và cảm thấy tội lỗi, bạn cần gặp chuyên gia tư vấn tâm lý hoặc bác sỹ. Triệu chứng đó có thể liên quan đến bệnh trầm cảm thai kỳ kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng trước lẫn sau sinh, và bạn cần được hỗ trợ nhiều hơn về mặt y học.

 

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *