Stress, "sát thủ" tiêu diệt tinh binh

shape

31 Jan

Julia PhạmJan 31, 2020

Stress, "sát thủ" tiêu diệt tinh binh

Trong quá trình nghiên cứu của mình, các chuyên gia nhận thấy dù trong thời gian dài hay ngắn, những người đàn ông bị căng thẳng, lo âu đều có số lượng tinh binh và số lượng xuất tinh ít hơn những người có tâm lý thoải mái. Không chỉ ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng, nghiên cứu cho thấy chất lượng tinh trùng và khả năng di chuyển của “đội quân” tinh binh cũng bị ảnh hưởng, tinh binh bị biến dạng và di chuyển chậm có xu hướng ngày càng tăng.

Stress, "sát thủ" tiêu diệt tinh binh

Giảm chất lượng và số lượng tinh binh trong mỗi lần “lâm trận” là vấn đề thường gặp khi chàng hay lo lắng

Cũng theo bác sĩ Elisa Vellani, chuyên gia đến từ Bệnh viện châu Âu tại Rome, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu này cũng cho biết, những người đàn ông trong giai đoạn điều trị vô sinh thường có xu hướng căng thẳng nhiều hơn người bình thường. Nghiên cứu tiến hành so sánh tình trạng của 94 người đàn ông đang điều trị vô sinh hiếm muộn và 85 người đàn ông có sức khỏe bình thường. Tất cả đều được yêu cầu cung cấp một số lượng tinh trùng như nhau, và phải trả lời những câu hỏi khảo sát về mức độ căng thẳng của mình, tính theo thang điểm từ 20 đến 80. Số điểm càng lớn càng cho thấy mức căng thẳng càng cao.

Sau khảo sát, các chuyên gia cũng tiến hành so sánh dữ liệu của 28 người bị căng thẳng ở mức độ thấp nhất và 40 người ở mức độ cao nhất cho thấy, càng bị stress nhiều, chất lượng tinh trùng càng bị ảnh hưởng nhiều. Đặc biệt, tinh trùng của những người căng thẳng ở mức cao nhất cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị bất động và rối loạn cấu trúc di truyền nhất. Tuy nhiên, các nhà khoa học không nhận thấy được điểm khác biệt giữa những người bị căng thẳng trong thời gian dài hay ngắn.

Stress, "sát thủ" tiêu diệt tinh binh

Tinh trùng ít: Thủ phạm làm giảm khả năng thụ thai
Tinh trùng ít không có nghĩa bạn bị vô sinh. Tuy nhiên, xác xuất thụ thai của bạn sẽ giảm hơn nhiều so với những trường hợp bình thường. Đặc biệt, đa số các trường hợp tinh trùng ít thường đi kèm với suy giảm chất lượng tinh trùng, càng kéo dài thời gian mong con của hai vợ chồng bạn

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, tình trạng stress có thể ảnh hưởng đến một số loại hoóc-môn chịu trách nhiệm cho quá trình sản xuất tinh trùng. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo những “đấng mày râu” đang mong con nên tránh xa tình trạng căng thẳng và lo âu.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Tắm muối khoáng giúp xả stress
  • Mẹ bầu bị stress – con dễ bị hen

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *