Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 15

shape
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 15

30 Jul

Cha Mẹ TốtJul 30, 2024

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 15

Da của thai nhi 15 tuần vẫn còn rất mỏng, và nếu được nhìn trực tiếp, chúng ta có thể thấy toàn bộ những gì hiện diện bên trong cơ thể của thai nhi qua làn da ấy, đặc biệt là hệ thống mạch máu phức tạp đang dần hình thành.

1. Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 15

Ngay sau khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, một quá trình phức tạp nhưng có thể dự đoán được diễn ra để hình thành nên một em bé. Sự thụ tinh thường diễn ra vào thời điểm sau hai tuần kể từ khi kỳ kinh cuối bắt đầu. Theo quy ước, ngày dự sinh sẽ được tính sau 40 tuần kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, có nghĩa là thời gian của kỳ kinh cũng được tính vào thời gian mang thai, dù trên thực tế sự thụ tinh có thể còn chưa xảy ra!

Sự phát triển của thai nhi 15 tuần (tương đương 13 tuần sau thụ tinh) diễn ra rất nhanh và mạnh. Tổng thể, ngoại hình của thai nhi dần dần trở nên giống với hình ảnh của một em bé thu nhỏ. Chiều dài trung bình của thai nhi là khoảng 16.7 cm và cân nặng trung bình là khoảng 117 gram. Xương thai nhi sẽ tiếp tục phát triển và sẽ có thể nhìn thấy dưới hình ảnh siêu âm sau một khoảng thời gian nữa. Phần da đầu có tóc của thai nhi cũng bắt đầu hình thành. Cơ của thai nhi khỏe hơn, giúp thai nhi có thể di chuyển tay chân, nắm bàn tay, quắp ngón chân và biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt. Tuy nhiên, vì kích thước của thai nhi 15 tuần còn nhỏ, do đó, thai phụ không thể cảm nhận được các hoạt động của thai nhi diễn ra trong tử cung (nghĩa là chưa xuất hiện dấu hiệu thai máy).

su thai doi cua thai phu o tuan 15
 

2. Sự thay đổi của thai phụ khi mang thai ở tuần thứ 15

Trào ngược thực quản - dạ dày: Cơ thể sẽ dần cảm thấy đói hơn nhiều so với trước, do đó dễ dẫn tới ăn quá nhiều thức ăn một lúc, khiến trào ngược dạ dày - thực quản xuất hiện. 

Để phòng tránh hiện tượng này, hãy ăn làm nhiều bữa ăn trong ngày để tránh hệ tiêu hóa bị quá tải khi ăn một bữa ăn lớn.


Điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai

  • Chóng mặt: Nếu cảm thấy chóng mặt, muốn ngất xỉu, hãy nằm xuống ngay lập tức, hoặc ngồi cúi đầu giữa hai đầu gối. Nếu không thể có chỗ có thể nằm hay ngồi xuống, hãy quỳ xuống và cúi đầu xuống phía trước để tránh ngất xỉu và có thể bị thương nếu ngã.
  • Thường xuyên đau đầu: Nội tiết tố, mệt mỏi, căng thẳng,... tất cả đều có thể gây ra đau đầu. Để giảm đau, hãy thử ngồi ở nơi tối, yên tĩnh.
  • Bộ não khi mang thai: Không thể nhớ những việc bình thường, hay quên đồ vật,... đó chính là sự ảnh hưởng lên não bộ khi mang thai. Hãy sử dụng bất kỳ thứ gì có thể (như giấy ghi chú, điện thoại, máy tính bảng,...) để giúp sắp xếp mọi việc và tránh quên những điều quan trọng.

FAQs

Ở tuần thứ 15, thai nhi đã có kích thước bằng một quả cam, khoảng 10-12 cm. Các cơ quan nội tạng tiếp tục phát triển và hoàn thiện, bao gồm tim, phổi, gan, thận, và ruột. Thai nhi cũng bắt đầu có những cử động nhẹ, nhưng mẹ bầu chưa thể cảm nhận được.

Thai nhi đã có thể nghe thấy âm thanh từ bên ngoài, đặc biệt là tiếng nói của mẹ.

Thai nhi đã có thể nhận biết ánh sáng, nhưng chưa thể nhìn rõ.

Thai nhi đang ngủ, thức dậy, cử động, nuốt, và thậm chí là mút ngón tay.

Một số mẹ bầu có thể cảm nhận được thai nhi cử động nhẹ ở tuần thứ 15, nhưng cũng có thể chưa cảm nhận được.

Mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, và đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Mẹ bầu có thể gặp phải một số vấn đề như ốm nghén, mệt mỏi, táo bón, đau lưng, đau ngực, và chuột rút.

Mẹ bầu nên thông báo cho bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, và thông báo cho bác sĩ về bất kỳ vấn đề gì mà mình gặp phải.

Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của mẹ bầu, đo huyết áp, cân nặng, kiểm tra nước tiểu, và siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Ngoài những câu hỏi trên, mẹ bầu có thể đặt bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến sự phát triển của thai nhi, sức khỏe của mẹ bầu, và việc khám thai ở tuần thứ 15. Bác sĩ sẽ giải đáp mọi thắc mắc của mẹ bầu một cách chi tiết và cụ thể.

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *