Sự thật về tác dụng của lá tía tô với bà bầu

shape

01 Jan

Martin NguyenJan 01, 2020

Sự thật về tác dụng của lá tía tô với bà bầu

Với giá trị dinh dưỡng cao, lá tía tô không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà còn có tính năng chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, tác dụng của lá tía tô với bà bầu như thế nào? Cách sử dụng ra sao? Tham khảo ngay bài viết sau đây để không mắc sai lầm ảnh hưởng sức khỏe, mẹ bầu nhé!

Sự thật về tác dụng của lá tía tô với bà bầu

Nhiều ý kiến cho rằng, tía tô là một “thần dược” giúp mẹ bầu dễ sinh

Tác dụng của lá tía tô với bà bầu

Tía tô có tính ấm, vị cay và mùi thơm, không chỉ được dùng như một loại gia vị mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nếu được sử dụng đúng cách. Lá tía tô có tác dụng chữa trị một số bệnh thông thường, tác dụng làm đẹp da. Đặc biệt, với bà bầu, lá tía tô có thể dùng để “xử lý” những triệu chứng khó chịu.

1. Chữa cảm lạnh, giải cảm

Với những bà bầu bị cảm lạnh, cảm cúm không dám uống thuốc sợ ảnh hưởng đến thai nhi, sử dụng lá tía tô có thể giúp giải cảm hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, mẹ lấy vỏ quýt, gừng và một nắm lá tía tô, thêm 1 chén nước cho vào nồi đun sôi. Uống khi còn nóng, sau đó đắp chăn ấm. Hoặc mẹ có thể nấu cháo tía tô ăn giải cảm cũng rất hiệu quả.

2. Trị mụn trứng cá

Rất ít người biết, nhưng tía tô cũng là phương pháp trị mụn khi mang thai an toàn, nhờ tinh dầu trong tía tô có tính kháng khuẩn, chống viêm. Dùng lá tía tô đã rửa sạch, để ráo sau đó cho vào cối giã nát, chắt nước. Rửa sạch vùng da bị mụn, dùng tăm bông tẩm nước lá tía tô bôi lên vùng da bị mụn. Để nguyên khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Áp dụng 3-4 lần/ tuần.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể vò nát lá tía tô, pha với nước để rửa mặt hoặc tắm cũng giúp trị mụn, đồng thời làm săn chắc da.

3. Giảm sưng phù

Lá tía tô sau khi rửa sạch, bỏ vào nước sôi nấu khoảng 5 phút sau đó thêm muối hạt làm nước ngâm chân có thể giúp mẹ bầu loại bỏ độc tố, thư giãn. Ngâm chân với nước lá tía tô trước khi ngủ cũng giúp hạn chế tình trạng sưng phù chân và mang lại cho mẹ bầu một giấc ngủ ngon hơn.

Sự thật về tác dụng của lá tía tô với bà bầu

Giảm sưng phù khi mang thai
Phù nhẹ là một triệu chứng khá bình thường mà hầu hết thai phụ nào cũng gặp phải, thường diễn ra vào những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bị phù đột ngột ở mặt và tay chân thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay, vì đây là những dấu hiệu của tiền sản giật.

4. Xử lý những triệu chứng khi mang thai làm mẹ khó chịu

Tía tô kết hợp với một số dược liệu khác có thể dùng để chữa ốm nghén, buồn nôn, đau  bụng, đau lưng khi mang thai. Những mẹ bầu bị thiếu máu, gặp vấn đề hệ tiêu hóa, vấn đề răng miệng cũng có thể sử dụng lá tía tô để giải quyết các vấn đề hiệu quả.

Trong một số trường hợp bà bầu bị động thai cũng được khuyến cáo sử dụng lá tía tô như một bài thuốc an thai. Tuy nhiên, nếu sử dụng lá tía tô như một bài thuốc, bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm. Tuyệt đối không tự ý sử dụng. Các loại thuốc, kể cả bài thuốc dân gian nếu không được dùng đúng cách, đúng liều có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Thậm chí có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Thực hư bà bầu ăn lá tía tô giúp dễ sinh

Trước khi sinh uống nước lá tía tô sẽ giúp bà bầu dễ sinh, hoặc sinh con không đau là kinh nghiệm được rất nhiều mẹ truyền tai nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không có một nghiên cứu hay bằng chứng cụ thể nào chứng minh tác dụng này của lá tía tô. Một số ý kiến cũng cho rằng, việc sử dụng lá tía tô giúp dễ sinh còn tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu. Không phải ai áp dụng cũng có hiệu quả. Nếu không có vấn đề sức khỏe, mẹ bầu chỉ nên xem tía tô như một loại thực phẩm tốt cho bà bầu.

Khi sử dụng lá tía tô, mẹ bầu cũng nên cẩn thận. Đã có nhiều trường hợp bà bầu dùng lá tía tô liên tục trong một thời gian dài dẫn đến cao huyết áp, gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé cưng trong bụng.

Thay vì uống nước lá tía tô, mẹ bầu có thể tham khảo một số phương pháp dễ sinh hiệu quả khác, chẳng hạn các bài tập thể dục cho bà bầu dễ sinh… Một số phương pháp đẻ không đau cũng đang được sử dụng phổ biến ở các bệnh viện phụ sản, mẹ bầu cũng có thể tham khảo thêm.

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *