Suy buồng trứng sớm có phải "bản án" vô sinh?
Theo các kết quả nghiên cứu gần đây, hơn 50% phụ nữ trẻ đang trong độ tuổi mong có con bị suy buồng trứng sớm nguyên phát và bị bỏ sót do không làm chuẩn đoán tầm soát. Mãi cho đến lần thăm khám thứ 3 mới được làm do đó mọi chuyện có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của bác sĩ.
Suy buồng trứng sớm là gì?
Khái niệm về suy buồng trứng sớm được giải thích là hiện tượng buồng trứng không thể thực hiện được chức năng sản sinh và nuôi dưỡng trứng để duy trì khả năng thụ thai ở phụ nữ. Đồng thời, các chức năng sinh dục khác cũng bị ngừng lại do hocmone kích thích ham muốn không được sản sinh, các nội tiết tố bị rối loạn gây mất cân bằng cơ thể.
Càng lớn tuổi nguy cơ suy buồng trứng ở phụ nữ càng cao
Tỉ lệ mắc suy buồng trứng hiện nay như sau:
- 5% ở phụ nữ dưới 45 tuổi.
- 1% phụ nữ dưới 40 tuổi.
- 0,1% phụ nữ dưới 30 tuổi.
- 0,01% phụ nữ dưới 20 tuổi.
Nguyên nhân suy buồng trứng sớm
Có nhiều chuẩn đoán khác nhau về nguyên nhân gây suy buồng trứng ở chị em, rõ ràng nhất có thể kể đến:
Viêm nhiễm
Các virus herpes, virus quai bị có thể gây ra viêm buồng trứng, làm suy giảm chức năng của buồng trứng, dẫn đến lão hóa buồng trứng khi chưa tới tuổi mãn kinh. Do đó, chị em cần chú ý giữ vệ sinh vùng kín, sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh lây nhiễm các bệnh tình dục.
Giảm cân quá mức
Lượng chất béo trong cơ thể giảm xuống quá thấp sẽ ảnh hưởng đến nồng độ estrogen vì chất béo là thành phần chủ yếu để tạo nên estrogen. Lượng estrogen giảm là nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt, thậm chí tắt kinh, hậu quả là chức năng rụng trứng của buồng trứng giảm, từ đó dẫn đến suy buồng trứng sớm.
Chị em khi thấy chu kỳ kinh nguyệt không đều, có những tháng không có kinh, cần đi khám để được điều trị kịp thời, nếu không có thể dẫn tới vô sinh.
Nạo phá thai
Các thao tác phẫu thuật tác động đến buồng trứng đều có thể làm cho chức năng buồng trứng bị rối loạn, dẫn đến lão hóa. Trong đó, điển hình nhất là nạo phá thai. Hơn nữa, nếu nạo phá thai không an toàn có thể bị viêm nhiễm, dẫn đến phải cắt bỏ một bên buồng trứng cũng làm buồng trứng bị lão hóa sớm.
Thói quen xấu
Nồng độ nicotine có trong thuốc lá và cồn trong rượu là những “thủ phạm” hàng đầu dẫn đến rối loạn kinh nguyệt đến từ thói quen sống không lành mạnh. Mà rối loạn kinh nguyệt kéo dài, không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng suy buồng trứng sớm.
Dấu hiệu suy buồng trứng
Triệu chứng thường gặp và cũng thường dễ bị nhầm lẫn nhất chính là chu kỳ kinh không đều ở phụ nữ. Đôi khi chính các bác sĩ cũng không chú ý đến hiện tượng này vì thường cho rằng nguyên nhân do căng thẳng thái quá.
Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu phổ biến:
- Xuất hiện thường xuyên cơn bốc nóng
- Vã mồ hôi về đêm
- Dễ kích động
- Khó tập trung tư tưởng
- Ít ham muốn tình dục
- Đau khi quan hệ
- Âm đạo khô
- Rối loạn tiết niệu (tiểu nhiều lần, són tiểu…).
Khi bị suy buồng trứng, nồng độ hoormone giảm nên nguy cơ phụ nữ mắc các bệnh như loãng xương, suy tuyến giáp, bệnh tim, stress… rất cao. Nếu không phát hiện bệnh, khi xảy ra sự cố cần phẫu thuật, bệnh nhân dễ gặp tình trạng “khủng hoảng thượng thận”, có thể dẫn đến sốc và tử vong.
Suy buồng trứng sớm có thể có con không?
Có. Vì trên thực thế, dù được coi là một “bản án” chẳng mấy tốt đẹp nhưng thực tế, 5 – 10% số phụ nữ được chẩn đoán suy buồng trứng sớm vẫn có thể thụ thai một cách tự nhiên. Nguyên là do có một hoặc một vài nang trứng khỏe mạnh vẫn phát triển và rụng, ngay cả khi nhiều tháng bị mất kinh nguyệt.
Và 50% phụ nữ bị suy buồng trứng sớm vẫn có hoạt động buồng trứng (không liên tục và khó dự đoán trước) nhiều năm sau khi được chẩn đoán.
Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp kích trứng mà nang trứng vẫn không phát triển chị em vẫn có thể có con nhờ các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm rất phổ biến hiện nay.
Trong trường hợp bị suy buồng trứng sớm nhưng tử cung vẫn bình thường, có thể làm thụ tinh ống nghiệm bằng cách lấy trứng của người khác hiến tặng cho thụ tinh với tinh trùng của chồng rồi đặt vào tử cung. Tỷ lệ thụ thai sẽ cao hơn.
Suy buồng trứng sớm nên ăn gì?
Giải pháp phổ biến nhất để điều trị suy buồng trứng là bổ sung oestrogen và nhiều hoormone khác mà buồng trứng không tạo ra được. Phương pháp này giúp bệnh nhân giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và duy trì khối lượng xương.
Chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện tình trạng suy buồng trứng
Ngoài ra, chị em có thể kết hợp chế độ ăn uống khoa học như gợi ý sau:
- Bổ sung nhiều sắt vào ngày “đèn đỏ”: Vào chu kỳ kinh, cơ thể có thể mất đi một lượng lớn nguyên tố sắt mà sắt lại bổ sung dinh dưỡng cho buồng trứng. Chị em nên ăn nhiều rau và những thực phẩm giàu sắt như nội tạng động vật để giúp buồng trứng khỏe hơn.
- Uống rượu vang: Nghiên cứu mới đây của Cơ quan nghiên cứu sức khỏe phụ nữ Hà Lan, mỗi ngày uống 1 cốc rượu vang sẽ giúp sự phát triển của trứng có thể tăng lên 20%. Chất Polyphenol trong rượu vang đỏ có thể làm cho trứng khỏe mạnh.
- Ăn đậu phụ luộc: Protein thực vật có trong đậu phụ và sữa đậu nành giúp buồng trứng khỏe mạnh hơn. Nhưng ăn đậu phụ luộc sẽ tốt hơn rất nhiều so với đậu phụ chiên, bởi vì trong dầu ăn dùng để rán đậu có chứa các axit béo không bão hòa, sẽ làm giảm tác dụng của protein.
Ăn gì tốt cho trứng và những điều bạn cần biết
Ngoài chất lượng tinh trùng, chất lượng trứng cũng là yếu tố mang tính quyết định khả năng thụ thai thành công của vợ chồng bạn. Vậy, ăn gì tốt cho trứng?
Suy buồng trứng sớm, suy cho cùng vẫn được coi là tín hiệu không vui nhưng không phải là đẩy chị em xuống hố tuyệt vọng. Vẫn còn những tia hi vọng được thắp lên nếu phụ nữ khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu ban đầu.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.